Bài gốc: http://caocongkien.blogspot.com/2013/06/chong-copy-bai-viet-tren-blogspot-phan-2.html#ixzz3LaJhsJbr Bài viết đã được đăng ký bản quyền. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn để thể hiện nhân cách của bạn! Xin cảm ơn!

kinh dịch

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP QUẺ

Sau đây là một số phương pháp lập quẻ dịch 


A-Phương Pháp Dùng Bài Cào
Lấy bộ bài mới và bạn lọc ra một số lá bài sau :
Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá
Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá
Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá
Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá
Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.
Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.
Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được rô là lão dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

B- Phương pháp gieo quẻ bằng 3 đồng tiền 

1. Cách gieo quẻ
Bằng cách gieo một lúc 3 đồng tiền kim loại có hai mặt khác nhau vào lòng một cái đĩa (hoặc trên mặt bàn, chiếu … ). Khi gieo mỗi lần, nếu trong 3 đông tiền có:
a. Một đồng sấp thì có Dương: ta vạch nét liền: _
b. Một đồng ngửa thì có Âm: ta vạch nét đứt: --
Nét liền gọi là hào Dương.
Nét đứt gọi là hào Âm.
Cả hai trường hợp trên (a, b), các hào đều là Tĩnh. Còn các trường hợp sau gọi là Động, như:
c. Nếu 3 đồng cùng sấp là Dương động, viết: -0-
d. Nếu 3 đồng cùng ngửa là Âm động, viết: -x-
Vì sao tìm âm, dương động? tìm hào động là để căn cứ vào đó biết được kết quả sự việc “vận động”, diễn tiến như thế nào trong tương lai.
Thông thường, khi dự báo, người ta lập hai Quẻ, đó là: Quẻ ban đầu, chỉ lúc sự việc ban đầu và Quẻ cuối cùng, chỉ lúc kết thúc sự việc.
Quẻ cuối cùng chính là quẻ ban đầu, chỉ khác là nếu có hào Dương động: sang đó là hào Âm; nếu có hào Âm động, sang đó là hào Dương. Ví dụ như:
Dich kinh, boi kinh dich, que kinh, chu dich, chu dich la gi, que dich, kinh dich hoc, 64 que dich
Ở đây, quẻ đầu hào 5 Dương động, sang quẻ kết thúc, hào 5 biến thành hào Âm (nét đứt).


2. Để lập một Quẻ:
Có 6 lần gieo:
Lần gieo thứ nhất: được hào Sơ (1): viết phía dưới cùng.
Lần gieo thứ hai: được hào Nhị (2): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ ba: được hào Tam (3): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ tư: được hào Tứ (4): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ năm: được hào Ngũ (5): tiếp lên.
Lần gieo quẻ thứ sáu: được hào Lục (6): trên cùng.

3. Tên Quẻ.
Trong Dịch học, có tất cả 64 Quẻ. Mỗi Quẻ có 2 quái: Ngoại quái (bên trên) là Dụng, khách và Nội quái (bên dưới) là Thể, chủ. Ví dụ: quẻ Địa Thiên Thái, Ngoại quái là Khôn (Địa), Nội quái là Càn (Thiên), như sau:
Dich kinh, boi kinh dich, que kinh, chu dich, chu dich la gi, que dich, kinh dich hoc, 64 que dich
Như vậy, để gọi tên một Quẻ, người ta gọi tên Ngoại Quái trước, tên Nội Quái sau. Để tiện lập Quẻ, cần nắm vững hình và trị số của từng Quái như sau:
Bảng trị số của Quái hay hướng không gian:

Dich kinh, boi kinh dich, que kinh, chu dich, chu dich la gi, que dich, kinh dich hoc, 64 que dich

ấu trúc một Quẻ là 2 quái. Quái trên là Ngoại quái, quái dưới là Nội quái. Khi gọi tên một Quẻ, người ta gọi tên Ngoại Quái trước, Nội Quái sau.
Ví dụ: Khi lập quẻ, tìm trụ số ta có:
- 1/2 = Càn/Đoài = Thiên/Trạch = Thiên trạch lý.
- 3/5 = Ly/Tốn = Hỏa/Phong = Hỏa phong đỉnh.
- 6/8 = Khảm/Khôn = Thủy/Địa = Thủy địa tỷ.
Lưu ý: cách tìm trị số lập Quẻ xem phần 2 sau đây.
Khi đã lập được Quẻ, căn cứ vào bảng quy cách hóa của 64 Quẻ và các hòa của từng quẻ để dự báo.
Muốn biết tình trạng hiện tại như thế nào thì căn cứ vị trí của hào (thứ mấy trong 6 hào) có hào động để dự báo. Hào động là nói kết cục của vấn đề cần biết.

C- Lập quẻ dịch theo thời gian: Năm, tháng, ngày, giờ:

Các bước lập trùng quái:


1. Xác định số cho thời gian:
a/  Giờ:
- Giờ tí là số 1
- Giờ sửu là số 2
- Giờ dần là số 3
- Giờ mão là số 4
- Giờ thìn là số 5
......
- Giờ hợi là số 12

b/ Ngày (âm lịch)
- Ngày mồng 1 là số 1
- Ngày mồng 2 là số 2
- Ngày mồng 3 là số 3
........
- Ngày 30 là số 30

c/ Tháng (âm lịch)
- Tháng giêng là số 1
- Tháng 2 là số 2
......
- Tháng 12 là số 12

d/ Năm
- Năm tí là số 1
- Năm sửu là số 2
- Năm dần là số 3
......
- Năm hợi là số 12

Chú Thích:
- Khi dự đoán vận mệnh cuộc đời thì lấy giờ, ngày, tháng, năm sinh. Trong đó năm sinh lấy theo hàng can với các số tương ứng như sau:
Giáp=1, ất =2, bính =3, đinh =4, mậu = 5, kỷ = 6, canh = 7, tân =8,nhâm = 9, quý =10.
- Lấy thời điểm trước lập xuân và sau lập xuân để tính năm tháng lập quẻ. lập xuân thường là ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 dương lịch. nếu sinh sau ngày đó thì tính là năm mới, nếu sinh trước ngày đó thì tính là năm cũ.

2. Mã hóa 8 quẻ đơn theo số dư tính toán
Cụ thể như sau:

Quẻ Càn: 1
Quẻ Đoài: 2
Quẻ Ly: 3
Quẻ Chấn: 4
Quẻ Tốn: 5
Quẻ Khảm: 6
Quẻ Cấn: 7
Quẻ Khôn: 8

3. Tính toán lập quẻ
- Quẻ chủ:
+ Quẻ thượng:
Lấy tổng gồm các số của ngày + tháng + năm rồi chia cho 8, được số dư tra theo số của quẻ đơn bên trên.
+ Quẻ hạ:
Lấy Tổng gồm các số: Giờ + ngày + tháng+ năm rồi chia cho 8 lấy số dư, tra số quẻ bên trên.
Nếu mà chia hết thì lấy số 8 để tra quẻ.

- Quẻ biến:

Xác định hào động biến: lấy tổng số của : Giờ + ngày + tháng + năm rồi chia cho 6 lấy số dư
nếu không có số dư thì hào 6 là hào động biến 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét