Bài gốc: http://caocongkien.blogspot.com/2013/06/chong-copy-bai-viet-tren-blogspot-phan-2.html#ixzz3LaJhsJbr Bài viết đã được đăng ký bản quyền. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn để thể hiện nhân cách của bạn! Xin cảm ơn!

kinh dịch

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Ý NGHĨA 64 QUE DỊCH




Ý nghĩa các quẻ




64 quẻ dịch

1. Quẻ Bát Thuần Càn.
Quẻ này tất cả 6 hào đều là dương (nét liền), tượng về thể trời. Soán từ của Văn Vương viết:
Càn, Nguyên, Hanh, Lỵ, Trinh
- Càn nghĩa là Thuần dương và cực kiện (kiện là cương kiện)
- Nguyên nghĩa là đầu hết, cũng là lớn.
- Hanh nghĩa là thông thái, cũng là thuận tiện.
- Lỵ nghĩa là thoả thích, tiện lợi, cũng là nên, là phải.
- Trinh nghĩa là chính, cũng là bền chặt cho đến cuối cùng.

2. Quẻ Bát Thuần Khôn. 
Quẻ này tất cả 6 hào đều là âm (nét đứt), tượng về thể đất. Khôn nghĩa là nhu thuận.
Khởi đầu của Kinh Dịch Càn, là trời, trời dương cương kiện, kết theo là Khôn, là đất., đất âm nhu thuận. Càn Khôn giao hoà tạo ra vạn vật.

3. Quẻ Thuỷ Lôi Truân.
Quẻ này quái thượng là Khảm cũng là ngoại quái, quái hạ là Chấn cũng là nội quái. Khảm là Thuỷ là nước, Chấn là Lôi là sấm, nên gọi là Thuỷ Lôi Truân.
Trên là Càn, là Khôn, có trời có đất rồi, vạn vật bắt đầu sinh ra. Truân nghĩa là dầy, là lúc vạn vật mới sinh ra, vì mới sinh ra chưa lấy gì làm hanh thái được nên Truân hàm nghĩa đầy gian truân vất vả, khốn nạn.

4. Quẻ Sơn Thuỷ Mông
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Cấn tượng Sơn, là núi, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Sơn Thuỷ Mông. Sau quẻ Truân đến quẻ Mông, Truân là gian truân, Mông là mông muội, mù mờ. Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ.

5. Quẻ Thuỷ Thiên Nhu 
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái. Khảm tượng Thuỷ, là nước, Càn tượng Thiên, là Trời, nên gọi là Thuỷ Thiên Nhu. Sau quẻ Mông đến quẻ Nhu, Mông là mông muội, mù mờ, Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ, nên cần phải chu cấp nuôi nấng. Nhu là ăn uống trong nghĩa nuôi nấng.

6. Quẻ Thiên Thuỷ Tụng 
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Càn tượng Thiên, là Trời, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Thiên Thuỷ Tụng. Sau quẻ Nhu đến quẻ Tụng, trong ăn uống tất có sự tranh giành, Tụng là nghĩa tranh tụng.

7. Quẻ Địa Thuỷ Sư
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Khôn tượng địa , là Đất, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Địa Thuỷ Sư. Sau quẻ Tụng đến quẻ Sư, trong tranh giành phải tập hợp lực lượng, Sư mang nghĩa quần chúng, cũng có nghĩa là quân lính. 

8. Quẻ Thuỷ Địa Tỷ
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái., Khảm tượng Thuỷ, là nước, Khôn tượng địa, là Đất, nên gọi là Thuỷ Địa Tỷ. Sau quẻ Sư đến quẻ Tỷ, Tỷ nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau, trong đám Tỷ, ắt phải có người đầu bầy. Trong đám quần chúng đó, ắt phải có người chỉ huy. Đó chính là ý nghĩa của Tỷ.

9. Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái., Chấn tượng Lôi, là sấm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Phong Thiên Tiểu Súc, Sau quẻ Tỷ đến quẻ Tiểu Súc, Súc nghĩa là nuôi nhau, là Súc tụ, một nghĩa nữa là ngăn đón, tức là Súc chỉ.
Quẻ này, Tốn trên, Càn dưới, Càn cương kiện, Tốn nhu thuận, cương kiện mà chịu ở dưới nhu thuận. Thế là Càn cương bị Tốn nhu thuận ngăn đón, tức là âm Súc được dương. Quẻ có tên là Tiểu Súc là vì vậy (Tiểu là âm), Súc được Đại (Đại là dương), âm súc được dương.
Suy vào việc người ví như: Tiểu nhân súc được quân tử, thần súc được quân, binh súc được tướng, dân súc được quan. Hệ những việc nhỏ súc được lớn gọi là Tiểu Súc. Tỷ như “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” như thời Nguyễn Trãi.

10. Quẻ Thiên Trạch Lý
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái., Càn tượng Thiên, là trời, Đoài tượng Trạch, là ruộng, đầm, nên gọi là Thiên Trạch Lý.
Sau quẻ Tiểu Súc đến quẻ Lý, chữ Lý có hai nghĩa: một nghĩa là giày, tượng như lấy chân giày đạp, nghĩa ấy thuộc về động từ; lại một nghĩa nữa là cái giày, danh từ, là một giống lót đỡ dưới chân. Tên quẻ này gồm cả hai nghĩa đấy, thích góp bằng lý và lễ.
Nói cho hết ý thời đạo người ta tu thân tiếp vật, nhỏ từ gia đình, lớn đến xã hội, chốn nào cũng phải đứng chân trên lễ. Lễ tức là lẽ đương nhiên, mà đỡ lót cho ta đứng vững chân. Theo một nghĩa thô thiển, trên trời, dưới ruộng, con người chỉ có thể đứng vững trên đôi giày.
Vậy nên đặt tên bằng quẻ Lý
.

11. Quẻ Địa Thiên Thái
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Địa Thiên Thái.
Sau quẻ Lý đến quẻ Thái, chữ Thái có nghĩa là an thích, thông thuận.
Quẻ này, Khôn âm ở trên, là khí âm thượng đẳng mà giao tiếp với khí dương, Càn Dương ở dưới, nghĩa là khí dương hạ giáng mà giao tiếp với khí âm. Nhị khí giao hoà với nhau, vạn vật sinh trưởng mà được thông thái.

12. Quẻ Thiên Địa Bỉ
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Thiên Địa Bỉ.
Sau quẻ Thái đến quẻ Bỉ, chữ Bỉ có nghĩa là lấp, cũng có nghĩa là cùng.
Lẽ đời là vậy, thông rồi sẽ tắc, thịnh rồi đến suy, chẳng bao giờ Thái mãi
.

13. Quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Thiên Hoả Đồng Nhân.
Sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân. Bỉ nghĩa là bế tắc, cũng có nghĩa là cách tuyệt. Xưa nay đạo người không thể bỉ tắc, cách tuyệt mãi. Trái lại, tất phải giao thông hoà hợp với nhau, mới làm nên việc khuynh bỉ. Vậy nên sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân.
Theo về tượng quẻ, Thiên là vị ở trên, Hoả có tính bốc, phụt lên trên, đó chính là trạng thái Đồng Nhân. Thiên hoả đồng tượng, thượng hạ đồng tâm nên gọi là quẻ Đồng Nhân.

14. Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Hoả Thiên Đại Hữu.
Sau quẻ Đồng Nhân đến quẻ Đại Hữu, đã Đồng Nhân, tất Đại Hữu. Đại Hữu là sở hữu rất lớn. 

Theo về tượng quẻ, Ly là tượng mặt trời, là lửa, Càn là tượng trời. Mặt trời với lửa ở tận trời, tia sáng đã tột mực cao, chiếu dọi ở tột mực xa, là tượng Đại Hữu.

15. Quẻ Địa Sơn Khiêm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Địa Sơn Khiêm
Sau quẻ Đại Hữu đến quẻ Khiêm, đã Đại Hữu dễ quá đầy, dễ nghiêng, dễ đổ. Muốn tồn tại tất phải Khiêm, Khiêm là nhường, là lún.
Theo về tượng quẻ, Sơn là núi, vị thế cao, Địa là đất, vị thế thấp, mà Sơn lại chịu lún, chịu nhường, ở phía dưới đất. Tên quẻ Khiêm là vậy
.

16. Quẻ Lôi Địa Dự
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Địa là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Lôi Địa Dự
Sau quẻ Khiêm đến quẻ Dự, Dự là vui vẻ sung sướng. Đã Đại Hữu lại thêm Khiêm, tất nhiên là an hoà lạc duyệt.
Theo về tượng quẻ, sấm là động, trên địa là thuận. Hành động trên cơ sở hoà thuận, thì còn gì vui hơn. Tựa như sấm ra trên đất, khí dương phát động, mọi việc sinh sôi nảy nở
.

17. Quẻ Trạch Lôi Tuỳ
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là ruộng, là đầm, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Trạch Lôi Tuỳ
Sau quẻ Dự đến quẻ Tuỳ, Dự là vui vẻ sung sướng, Tuỳ là theo. Đã vui vẻ sung sướng thì nhiều người theo về là tất yếu.
Theo về tượng quẻ, Chấn là động, Đoài là hoà duyệt. Động mà hoà duyệt tất nhiều người theo về.
Cũng theo về tượng quẻ, Chấn là trưởng Nam, Đoài là thiếu nữ, thiếu nữ duyệt trưởng nam mà theo về cũng là nghĩa tuỳ.
Một nghĩa nữa, Sấm động trong trạch, trạch tuỳ mà động theo
.

18. Quẻ Sơn Phong Cổ
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Sơn Phong Cổ
Sau quẻ Tuỳ đến quẻ Cổ, Tuỳ là theo. Khi đã nhiều người theo về, tất có hoại loạn,
đã hoại loạn phải có việc, Cổ nghĩa là việc. Ở đây hàm nghĩa việc chỉnh trang, tu chỉnh.
Theo về tượng quẻ, gió ở dưới núi, gió dụng lấy núi, mà quay vấn lại; hay là gái ở dưới trai, gái vì say trai mà mê hoặc, thảy đều Cổ loạn.Đã Cổ loạn, thời không thể ngồi yên, tất phải có việc, nên đặt tên bằng quẻ Cổ.

19. Quẻ Địa Trạch Lâm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Trạch là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Địa Trạch Lâm
Sau quẻ Cổ đến quẻ Lâm, khi đã cổ có công việc tu chỉnh sau đó mới làm việc lớn được. Lâm nghĩa là lớn. Theo về tượng quẻ, đất trên, ruộng dưới, đó là tượng bờ đất cận với nước, nên cũng gọi bằng Lâm. Lâm lại nghĩa là bức gần, ta nói “lâm dân”, “lâm hạ” là theo nghĩa ấy. Lâm vừa nghĩa là lớn, vừa là nghĩa gần “Hoàng đế giá lâm” là nghĩa này
.

20. Quẻ Phong Địa Quán
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Phong Địa Quán. Sau quẻ Lâm, đến quẻ Quán; Lâm là lớn, là gần, đã lớn, gần thì cần phô trương cái lớn đó để gây ảnh hưởng và đê cho xung quanh dõi theo. Tỷ như Mỹ phô trương sức mạnh quân sự của mình và thế giới cũng dõi theo động thái của Mỹ. Phô trương và dõi theo đây chính là Quán. Quán nghĩa là phô trương và quan sát “trên trông xuống, dưới ngó lên”

21. Quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Hoả Lôi Phệ Hạp. Sau quẻ Quán, đến quẻ Phệ Hạp; Hạp, nghĩa là hợp, Phệ nghĩa là cắn. Phệ Hạp như nghĩa cắn hợp, “keo sơn gắn bó”. Đúng thôi, đã lớn, lại gần, kế theo là gắn bó. Phệ Hạp chính là vậy.

22. Quẻ Sơn Hoả Bí
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Sơn Hoả Bí. Sau quẻ Phệ Hạp, đến quẻ Bí; Bí, nghĩa là văn sức, nghĩa như là cương lĩnh hành động.
Theo về tượng quẻ, hoả dưới sơn, tượng là ở dưới núi có lửa soi rọi lên, thời cây cỏ bách vật ở trên núi, tất thảy nhờ tia sáng soi dọi, mà hình hiện ra quang thái, ấy là lấy hoả mà Bí sức cho sơn. Vậy nên gọi là quẻ Bí.

23. Quẻ Sơn Địa Bác
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Sơn Địa Bác. Sau quẻ Bí, đến quẻ Bác; Bác, nghĩa là mòn hết, bí cực tác Bác, chính là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, năm hào âm, âm trưởng dần mà đến lúc thịnh cực. Một hào dương ở trên chốc nữa sẽ tiêu Bác hết. Nên đặt tên quẻ Bác
.

24. Quẻ Địa Lôi Phục
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Địa Lôi Phục. Sau quẻ Bác, đến quẻ Phục; Phục, nghĩa là quay trở lại, khi đã mòn hết tất phải phục hồi, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, quẻ Bác, một dương còn lại ở hào thượng, trong tư thế mòn bác hết, lại quay lại phục hồi từ hào dưới cùng. Nên gọi quẻ Bác là vì vậy
.

25. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Thiên Lôi Vô Vọng. Sau quẻ Phục, đến quẻ Vô Vọng; Vọng, nghĩa là làm càn, khi đã phục hồi biết được thiên lý, tất không làm càn, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, Càn trên, Chấn dưới, Chấn động, Càn, trời, phát động bằng tư tưởng, hành động bằng hành vi, mà tất thảy hợp với đạo trời, ấy là vô vọng. Nếu có mảy may vi nhân dục mà động thời là Vọng
.

26. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Sơn Thiên Đại Súc. Sau quẻ Vô Vọng, đến quẻ Đại Súc; Súc đây hàm nghĩa là Súc tụ, nhờ Vô Vọng, không làm càn nên Súc tụ được lớn, nên gọi là Đại Súc

27. Quẻ Sơn Lôi Di
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Sơn Lôi Di. Sau quẻ Đại Súc, đến quẻ Di.
Chữ Di có hai nghĩa. Một nghĩa về động từ, thời Di là nuôi, cùng nghĩa với dưỡng, như dưỡng tâm, dưỡng sức, dưỡng sinh, dưỡng nhân. Lại một nghĩa nữa thuộc về danh từ Di là toàn bộ cằm miệng. Theo về tượng quẻ, dưới Chấn, trên Cấn, một nét dương đỡ được hết, một nét dương trùm trên hết, chính giữa ngậm bốn hào âm. Ngoài đặc mà chính giữa trống không, trên chỉ, dưới động, in như bộ miệng mép của người, thủ tượng bằng miệng người mà đặt tên cho quẻ là Di. Vì miệng người dùng để ăn uống, mà nuôi người sống, nên lại có nghĩa Di là nuôi. Súc tụ rồi, tập hợp lại rồi thì phải nuôi là vậy
.

28. Quẻ Trạch Phong Đại Quá
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Trạch Phong Đại Quá. Sau quẻ Di, đến quẻ Đại Quá. Đại Quá là việc lớn quá.
Chữ Đại Quá có hai nghĩa.
Một là phần đại nhiều quá. Theo như thể quẻ, dương đến bốn hào, âm chỉ hai hào. Dương là đại, dương nhiều hơn âm, thế là đại quá.
Lại một nghĩa nữa Tỷ như: Đạo đức công nghiệp của Thánh hiền lớn quá hơn người, thảy là đại quá. Chữ Quá đối lập với chữ Bất cập. Đại Quá là công việc quá chừng lớn
.

29. Quẻ Bát Thuần Khảm
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Khảm nên gọi là Bát Thuần Khảm. Sau quẻ Đại Quá, đến quẻ Khảm. Vật lý không thể quá mãi được, hễ quá rồi tất nhiên sụp vào hiểm. Vậy nên sau quẻ Đại Quá, tiếp đến Khảm. Khảm nghĩa là sụp, là hiểm.
Theo về tượng quẻ, trên dưới hai âm, một hào dương ở chính giữa, nhất dương hãm vào giữa nhị âm, nên lấy nghĩa Khảm hãm đặt tên cho quẻ Khảm.
Lại một nghĩa: Khảm là nước, hiểm sâu không gì hơn nước, nên Khảm cũng là tượng hiểm
.

30. Quẻ Bát Thuần Ly
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Ly nên gọi là Bát Thuần Ly. Sau quẻ Khảm, đến quẻ Ly. Khảm là hãm, hãm rồi tất phải có chỗ nương dựa.
Ly, nghĩa là lệ, theo về thể quẻ, một nét âm ở giữa. Lại một nghĩa nữa là minh, vì chính giữa đứt đôi, tức là giữa trông không, tượng là trung hư, hư thời sáng.
Lại một nghĩa: tượng là mặt trời, là lửa, thảy là giống sáng soi nên học nghĩa là minh
.

31. Quẻ Trạch Sơn Hàm
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Trạch Sơn Hàm. Sau quẻ Ly, đến quẻ Hàm. Hàm nghĩa là cảm.
Quẻ này Đoài trên, Cấn dưới, Đoài là thiếu nữ, Cấn là thiếu nam, cảm vơi nhau rất thân thiết, không chi bằng thiếu nam và thiếu nữ, vậy nên lấy ý nhị thiếu cảm nhau mà đặt tên là quẻ Hàm.

32. Quẻ Lôi Phong Hằng
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Lôi Phong Hằng. Sau quẻ Hàm, đến quẻ Hằng. Hằng nghĩa là lâu dài.
Trước kia ở quẻ Hàm, nam nữ cảm nhau thành đôi, thành phu phụ. Khi đã là phu phụ rồi, tất phải tính cách lâu dài, lâu dài mà không đổi, ấy là đạo phu phụ. Vậy nên sau quẻ Hàm, tiếp đến quẻ Hằng.

33. Quẻ Thiên Sơn Độn
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Thiên Sơn Độn. Sau quẻ Hằng, đến quẻ Độn. Hằng nghĩa là lâu dài, mà không vật gì ở lâu được một chốn, ở đến lúc nào đó phải tháo lui. Độn nghĩa là tháo lui.
Hằng là cửu, Độn là lui, đã cửu thời phải lui, đêm tới thì mặt trời phải lui, xuân tới thì đông phải lui, người già phải lui hưu, để lớp trẻ lên. Độn là nghĩa vậy
.

34. Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Thiên là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Thiên Sơn Độn. Sau quẻ Độn, đến quẻ Đại Tráng. Độn nghĩa là tháo lui, lui rồi thì phải lên, lên tất lớn mạnh, nên gọi là Đại Tráng.
Thông lệ trong dịch, đại là dương, tiểu là âm, ở đây dương đã lên mạnh, đến 4 nét, âm tiêu chỉ còn 2 nét. Đại Tráng là vậy
.

35. Quẻ Hoả Địa Tấn
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Hoả Địa Tấn. Sau quẻ Đại Tráng, đến quẻ Tấn. Tấn là tiến lên, đã lớn mạnh như Đại Tráng tất phải tiến lên.
Theo về tượng quẻ, Ly ở trên Khôn, tượng mặt trời đã lên khỏi đất, càng lên cao càng thêm sáng, thế là tấn mạnh lắm, nên tên quẻ là Tấn
.

36. Quẻ Địa Hoả Minh Di
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Địa Hoả Minh Di. Sau quẻ Tấn, đến quẻ Minh Di. Tấn là tiến lên, hễ Tấn mãi tất bị thương mà đau, Di nghĩa là đau.
Theo về thể quẻ, quẻ Tấn đảo ngược thành quẻ Minh Di, mặt trời mọc trên đất là Tấn, bay giờ Khôn trên Ly, mặt trời đã lặn vào đất. Nguyên trước vẫn minh, mà bây giờ Minh đã bị thương nên gọi là Minh Di
.

37. Quẻ Phong Hoả Gia Nhân
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Phong Hoả Gia Nhân. Sau quẻ Minh Di, đến quẻ Gia Nhân.
Minh Di, nghĩa là bị thương, tất nhiên phải quay trở lại nhà. Gia Nhân, là người trong một nhà. Đạo trong nhà tất có tinh thần thuộc về cha con, nghĩa chính thuộc về vợ chồng, thứ tự thuộc về tôn ty trưởng ấu, chính được luận lý trọn vẹn, được ân với nghĩa đó là đại gia nhân. Muốn xử cho đúng đạo ấy, tất phải có đức sáng ở bên trong, mà hoà thuận ở bên ngoài. Chính tượng quẻ đã nói lên điều đó. Nội quái là Ly, tượng Minh sáng, ngoại quái tốn, tượng Thuận
.

38. Quẻ Hoả Trạch Khuê
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Hoả Trạch Khuê. Sau quẻ Gia Nhân, đến quẻ Khuê. Gia đạo đến cùng lại sinh chống nhau. Khuê, nghĩa là trái chống nhau.

39. Quẻ Thuỷ Sơn Kiển
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khảm tượng Thuỷ, là nước, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Thuỷ Sơn Kiển. Sau quẻ Khuê, đến quẻ Kiển. Hễ đương lúc Khuê quai, tất có Kiển nạn, Kiển, nghĩa là gay go, hiểm trở.
Theo như thể quẻ, Khảm ở trên, Cấn ở dưới, trên hiểm mà dưới phải chỉ.
Trước mặt bị sông đón, sau lưng bị núi ngăn, đi đứng thật là khốn nạn, nên đặt tên là Kiển.


40. Quẻ Lôi Thuỷ Giải
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Lôi Thuỷ Giải. Sau quẻ Kiển, đến quẻ Giải. Kiển là nạn, Giải là tan. Vật không lẽ cứ nạn mãi, nạn cực rồi phải đến lúc tan. Bao nhiêu việc khốn nạn đến bây giờ giải tán cả. Tựa như tượng quẻ, Chấn là Lôi, Khảm là Vũ, âm dương giao cảm hoà xướng mà đồng thì mưa sấm lung tung, bao nhiêu khí u uất bây giờ giải tán hết cả, ấy là Giải.

41. Quẻ Sơn Trạch Tổn
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Trạch là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Sơn Trạch Tổn. Sau quẻ Giải, đến quẻ Tổn. Hễ đương lúc giải, nghĩa là có khoan nới, mà khoan nới thì thường quên lo, quên lo gây thiệt hại, đấy chính là nghĩa của Tổn. Tổn có nghĩa là thiệt hại, giảm bớt, hao tổn.

42. Quẻ Phong Lôi Ích
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Phong Lôi Ích. Sau quẻ Tổn, đến quẻ Ích. Ích, là có ích, tổn, ích thịnh suy như là vòng tròn quy luật muôn đời.
Về tượng quẻ, Phong là gió, Lôi là sấm, gió mạnh sấm càng hung, sấm choảng thì gió càng dữ, gió sấm phụ ích cho nhau, nên gọi bằng quẻ Ích.

43. Quẻ Trạch Thiên Quải
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Trạch Thiên Quải. Sau quẻ Ích, đến quẻ Quải. Ích, đến lúc cực, tất nhiên tràn đầy, đầy tất nứt vựa ra. Quải có hai nghĩa, một là quyết liệt, cũng có ý là rách vựa, Quải cũng là hội quyết, theo nghĩa là nẻ troạng.
Về tượng quẻ, Càn là trời, Đoài là đầm, là nước chằm, nước chằm lên cao tột trời, nên nứt vỡ lung tung.
Lại theo về thể quẻ, năm dương ở dưới, một âm ở trên, năm duwong hùa nhau, dùng thủ đoạn cương quyết mà quậy phá một âm, tượng là một bầy quân tử, quyết khử một đứa tiểu nhân, hàm nghĩa đó, đặt tên quẻ Quải
.

44. Quẻ Thiên Phong Cấu
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Thiên Phong Cấu. Sau quẻ Quải, đến quẻ Cấu. Quải qua, có nghĩa là phán quyết xong, lúc ấy phải gặp gỡ và dung nạp, Cấu nghĩa là dung nạp.
Theo về tượng quẻ, Càn trên, Tốn dưới, trời trên gió dưới, dưới trời tất thảy là vạn vật. Gió đi tới đâu, thảy đều đụng chạm đấy, đó là tượng tạo thành Cấu
.

45. Quẻ Trạch Địa Tuỵ
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Trạch Địa Tuỵ. Sau quẻ Cấu, đến quẻ Tuỵ. Cấu nghĩa là dung nạp. Khi đã dung nạp rồi, đã thành bầy đàn rồi, tất phải nhóm họp. Tuỵ là nhóm họp.

46. Quẻ Địa Phong Thăng
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa , là đất, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Địa Phong Thăng. Sau quẻ Tuỵ, đến quẻ Thăng. Tuỵ là nhóm họp, phải phát triển. Thăng nghĩa là chồng lên nhau, Khôn là địa, Tốn cũng là mộc, cây ở dưới đất, tất phải mọc lên, lên càng lớn, lớn càng cao. Thế là thượng thăng. Nên đặt tên quẻ bằng Thăng.

47. Quẻ Trạch Thuỷ Khốn
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch , là đầm, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Trạch Thuỷ Khốn. Sau quẻ Thăng, đến quẻ Khốn. Thăng nghĩa là lên, nếu lên mãi không thôi, tất nhiên phải Khốn. Tỷ như: đã lên đến bậc cuối cùng mà cứ cố trèo lên, tất ngã mà chết. Khốn nghĩa là khốn khổ.
Theo về thể quẻ, trên quái thượng, nhị dương ở dưới nhất âm, ở quái hạ, nhất dương kẹp giữa nhị âm, thảy là dương cương bị âm nhu che khuất, quân tử bị tiểu nhân kìm kẹp, luôn rơi vào tình trạng khốn khổ. Nên đặt tên quẻ Khốn.


48. Quẻ Thuỷ Phong Tỉnh
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Khảm tượng Thuỷ, là nước, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Thuỷ Phong Tỉnh. Sau quẻ Khốn, đến quẻ Tỉnh. Thăng nghĩa là lên, nếu lên mãi không thôi, tất nhiên phải Khốn. Khốn từ vị trí cao dễ rơi, mà rơi vào vị trí “thế năng”. Tỉnh nghĩa là giếng, chốn thấp hơn hết.
Theo về tượng quẻ, Khảm là nước, Tốn tượng gỗ, tượng của quẻ như múc nước giếng
.


49. Quẻ Trạch Hoả Cách
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Đoai tượng Trạch, là đầm, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Trạch Hoả Cách. Sau quẻ Tỉnh, đến quẻ Cách. Trên là quẻ Tỉnh, Tỉnh nghĩa là giếng, hễ nước giếng trữ lâu ngày, thời gợn bụi tích luỹ lại ngày càng nhiều, mà mất nguyên chất trong sạch. Nên đào giếng tất thường phải có Cách, nghĩa là tát sạch nước cũ đi để cho nước mạch mới ra, tục gọi là Khảo giếng, chính là nghĩa của chữ Cách. Vì Tỉnh dạo tất phải có Cách. Ý nghĩa của chữ Cách, chỉ là thay những giếng cũ làm ra giếng mới, có nghĩa là biến Cách, mà cũng gọi bằng cải Cách, canh Cách, nên học nghĩa Cáh là thay, Cách là đổi cũng thông, quẻ này đặt bằng Cách là vậy. 

50. Quẻ Hoả Phong Đỉnh
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Hoả Phong Đỉnh. Sau quẻ Cách, đến quẻ Đỉnh. Trên là quẻ Cách, Cách nghĩa là biến cách, biến cách được giống vật, không gì bằng Đỉnh. Đỉnh nghĩa là cái vạc, vạc dùng để nấu các giống, nấu đồ sống ra đồ chín, đổi giống cứng ra giống mềm, là công dụng cách được vật, mà dễ thấy nhất là Đỉnh.
Quẻ này đặt tên bằng Đỉnh với hai lý do:
Theo về tượng quẻ, dưới hết nét đứt là chân vạc, kế theo ba vạch liền là thân vạc, ruột đặc là đồ trữ trong vạc, nét đứt tiếp là tai vạc, nét liền trên cùng là đòn khiêng vạc. 

Theo về nghĩa quẻ, dưới Tốn là mộc, trên Ly là hoả, mộc nằm dưới hoả như nghĩa là đốt, tượng như người ta nấu ăn, đồ nấu ăn lớn nhất chính là vạc. Thủ tượng và nghĩa nên gọi là quẻ Đỉnh.

51. Quẻ Bát Thuần Chấn
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là quái hạ, nên gọi là Bát Thuần Chấn. Sau quẻ Đỉnh, đến quẻ Chấn. Đỉnh là giống trọng khí, làm chủ trọng khí không ai bằng con trai trưởng. Con trai trưởng tức là Chấn.
Quẻ Chấn là quẻ nhất dương dưới nhị âm, tượng Chấn là sấm, nghĩa Chấn là động, một hào sơ quẻ Càn giao hoán với Khôn thay hào sơ quẻ Khôn mà thành Chấn, nên gọi Chấn là trưởng nam
.

52. Quẻ Bát Thuần Cấn
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là quái hạ, nên gọi là Bát Thuần Cấn. Sau quẻ Chấn, đến quẻ Cấn. Chấn là động, vật lý không lẽ cứ động mãi, động đến lúc phải dừng.Cấn là dừng, Cấn cũng là núi, núi là giống chỉ đứng yên một chỗ, lặng mà dừng. Nguyên gốc quẻ Khôn, nét thứ ba của quẻ Càn thế chỗ quẻ Khôn biến thành dương, thành quẻ Cấn, một nét dương trên hai nét âm, dương tiến đến cùng phải dừng, hai âm dưới vẫn lặng, trên dừng, dưới lặng. Đó là quẻ Cấn.

53. Quẻ Phong Sơn Tiệm
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái. Tốn tượng Phong, là gió, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Phong Sơn Tiệm. Sau quẻ Cấn, đến quẻ Tiệm. Cấn là dừng, Tiệm là tiến có quy luật và giới hạn. Dừng rồi phải tiến. Quẻ này trên Tốn, dưới Cấn, tượng là gió cây trên núi.

54. Quẻ Lôi Trạch Quy Muội
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái. Chấn tượng Lôi, là sấm, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Lôi Trạch Quy Muội. Sau quẻ Tiệm, đến quẻ Quy Muội. Tiệm là tiến, tiến tất phải có nơi chốn, tựa như người đi đường, phải có mục đích, địa chỉ. Địa chỉ đây chính là Quy Muội. Quy Muội nghĩa là người con gái gả về nhà chồng, Muội là người con gái nhỏ, cũng nghĩa là người con gái em, theo nghĩa này chính là “vợ bé”, “vợ lẽ”.
Quẻ này Chấn trên, Đoài dưới, là thiếu nữ theo với trưởng nam. Chấn có tính động, Đoài có tính duyệt, thành tượng thiếu nữ theo về trưởng nam. Tên quẻ Quy
Muội.
55. Quẻ Lôi Hoả Phong
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái. Chấn tượng Lôi, là sấm, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Lôi Hoả Phong. Sau quẻ Quy Muội, đến quẻ Phong. Quy là về, hễ việc gì có chốn quy kết, hay có kết quả đều gọi là “đắc kỳ sở quy”. Đác kỳ sở quy tất nhiên thịnh lớn. Phong nghĩa là thịnh, cũng nghĩa là lớn. Đó là sự biến hoá mang nghĩa Dịch.
Theo về thể quẻ, trên Chấn, dưới Ly. Chấn động, Ly minh, động mà minh, thảy đều là phương pháp làm cho thịnh đạt. Đó chính là nghĩa của Phong
.

56. Quẻ Hoả Sơn Lữ
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái. Ly tượng Hoả, là lửa, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Hoả Sơn Lữ. Sau quẻ Phong, đến quẻ Lữ.. Phong nghĩa là thịnh, cũng nghĩa là lớn. Thịnh cực tắc biến, tất đến nỗi mất chốn mà đi ở độ. Lữ nghĩa là bỏ nhà mà đi ra ngoài làm khách
Theo về thể quẻ, trên Hoả, dưới Sơn. Sơn dừng mà Hoả bốc, cho nên Hoả trên Sơn chỉ là cach ở độ, làm khách mà thôi, nên gọi là Lữ
.

57. Quẻ Bát Thuần Tốn
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là quái hạ, nên gọi là Bát thuần Tốn. Sau quẻ Lữ, đến quẻ Tốn.
Lữ nghĩa là bỏ nhà mà đi ra ngoài làm khách, đi làm khách phải có chốn dung thân, phải dùng cách thuận mới nhập được người. Tốn nghĩa là thuận, cũng nghĩa là vào. Tốn chính là phương pháp trong lúc Lữ.
Theo về thể quẻ, nhất âm ở dưới thuận tòng nhị dương ở trên, nên gọi là Tốn
.

58. Quẻ Bát Thuần Đoài
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là quái hạ, nên gọi là Bát thuần Đoài. Sau quẻ Tốn, đến quẻ Đoài. Tốn nghĩa là thuận, cũng nghĩa là vào. Đoài là hoà duyệt. Khi đã vào rồi phải hoà duyệt. Có tương nhập thời mới tương duyệt.
Ở trong xã hội, vô luận hạng người nào với hạng người nào, tất trước phải dần dà ngầm thấm, có ăn vào với nhau mới sinh hoà duyệt, mà được hiệu quả đồng tâm. Vậy nên muốn hoà duyệt quần chúng, phải thâm nhập quần chúng. Đoài duyệt sau Tốn nhập, ý nghĩa rất hay.

59. Quẻ Phong Thuỷ Hoán
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Tốn tượng Phong, là gió, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Phong Thuỷ Hoán. Sau quẻ Đoài, đến quẻ Hoán. Đoài nghĩa là duyệt, duyệt đến cực rồi, tất đến nỗi ly tán, đấy là một nghĩa, thường tình người ta , lúc lo buồn thời khí uất kiết, , mà khi duyệt lạc thời khí thư tán, lại là một nghĩa, thảy là nghĩa duyệt rồi mà tán. Hoán nghĩa là tan tác.
Theo về tượng quẻ, Tốn trên Khảm dưới, gió trên nước, nước đụng gió, hoán tán lung tung.
 

60. Quẻ Thuỷ Trạch Tiết
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái. Khảm tượng Thuỷ, là nước, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Thuỷ Trạch Tiết. Sau quẻ Hoán, đến quẻ Tiết. Hoán nghĩa là tan tác. Vật không thể tan tác mãi, đến lúc phải hạn chế. Tiết là tiết chế, tiết kiệm.

61. Quẻ Phong Trạch Trung Phu
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái. Tốn tượng Phong, là gió, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Phong Trạch Trung Phu. Sau quẻ Tiết, đến quẻ Trung Phu. Tiết là tiết chế, tiết kiệm. Đã định ra Tiết chế, thì người trên tín thủ, người dưới đồng lòng, Tiết chẳng thể giả dối mà xong, vậy nên phải Trung Phu. Trung Phu là đức tin chứa ở trong lòng.
Theo về thể quẻ, quẻ này hạ quái hai hào dương ở dưới, thượng quái hai hào dương ở trên, tất đều trung trực, ở giữa hai hào âm, trung hư. Trung hư là trong lòng không trộn vào tư dục, trung thực là trong lòng chứa đầynhững chân tình.
Vì trung hư nên trong lòng không có tiên nhập vi chủ. Vì trung thực nên trong lòng không có hư nguỵ trộn vào, mà làm được chất có tín. Đủ cả hai tên ấy mới đặt nghĩa quẻ bằng Trung Phu.
Phu nghĩa là tin, tin có gốc trong lòng, tin ấy mới tuyệt vời làm sao
.

62. Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái. Chấn tượng Lôi, là gió, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Lôi Sơn Tiểu Quá. Sau quẻ Trung Phu, đến quẻ Tiểu Quá. Trung Phu là đức tin chứa ở trong lòng. Nhưng cậy ở mình tin đó mà tất làm ngay, làm mà không dò xét tin đó phải hay chăng, tất mắc lấy lầm lỗi, Vậy nên sau quẻ Trung Phu, đến quẻ Tiểu Quá.
Chữ Tiểu Quá có ba nghĩa: Một nghĩa cái đó có ý quá, một là việc nhỏ có quá, một nghĩa là quá chút. Tiểu quá là việc nhỏ nên làm. 

63. Quẻ Thuỷ Hoả Ký Tế
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái. Khảm tượng Thuỷ, là nước, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Thuỷ Hoả Ký Tế. Sau quẻ Tiểu Quá, đến quẻ Ký Tế. 




64. Quẻ Hoả Thuỷ Vị Tế
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Ly tượng Hoả, là lửa, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Hoả Thuỷ Vị Tế. Sau quẻ Ký Tế, đến quẻ Vị Tế.
Bây giờ giải thích vị Ký Tế và Vị Tế.
Khi vào thế Tiểu Quá, hễ có tài đức quá hơn người, việc dù quá nhỏ quá lớn mặc dầu, nhưng đã quá nhân bằng việc gì, tất làm nên việc ấy. Nên quẻ tiếp theo là Ký Tế, Tế nghĩa là làm nên, cũng nghĩa vượt được qua. Như nói: tế sự, tế vật là thuộc nghĩa Tế là nên, còn nói: tế xuyên, tế hiểm... nghĩa là nói việc đã qua.
Ký là việc hiện thành rồi, ở trước khi Ký Tế đã từng trải qua hai thời kỳ:
Một thời kỳ còn lộn xộn, rối ren, việc gì không ra việc gì, ấy gọi là Vị Tế.
Lại dấn thêm nữa là kỳ loạn chi cực, mà toan bước vào trị, tắc chi cực mà toan bước tới thông, thời kỳ ấy gọi là Tương Tế, đã trải qua hai thời kỳ ấy rồi mà loạn hết mà trị, tắt khỏi mà thông. Lúc bấy giờ việc gì cũng thấy đã thu thành, việc gì cũng thấy đã chỉnh đốn, thì kỳ ấy gọi bằng Ký Tế.
Chúng ta đã “dạo qua” 64 quẻ Kinh Dịch, khởi đầu Càn, Khôn (Trời, Đất), mọi vật được hình thành từ Trời, Đất, đúng hơn là sự giao hoà giữa Trời cương kiện và Đất nhu thuận. Đạo trời như bánh xe lăn, mọi vật thiên địa, nhân sự thay đổi. Kết thúc 64 quẻ là Vị Tế, lại khởi đầu thời kỳ lộn xộn rối ren, mà trước đó đã Ký Tế (việc đã thành). Đó chính là Dịch.
Trong số đó có 4 quẻ tuần hoàn, tương phản, mà lại tiếp tục nhau chỉ có 4 quẻ: Địa Thiê
n Thái, Thiên Địa Bỉ, Thuỷ Hoả Ký Tế và Hoả Thuỷ Vị Tế.
Thiên địa giáo có Địa Thiên Thái
Thiên địa bất giáo có Thiên Địa Bỉ.
Thuỷ hoả giáo có Thuỷ Hoả Ký Tế.
Thuỷ hoả bất giáo có Hoả Thuỷ Vị Tế.
Nhưng lúc đầu sang Ký Tế chính mà lúc thiên địa đã giao rồi, vì thiên địa giao nên thuỷ hoả mới giao, thế là Thái và Ký Tế cùng trong một vận hội, liên đới nhau, Thái có trước, Ký Tế có sau, thời gian xê dịch ít nhiều mà thôi. Cũng vậy vì trị cực mà loạn xảy ra, vì thông cực mà tắc quay lại, bấy giờ thuỷ hoả bất tương giao mà thành ra Vị Tế, nhưng lúc đầu vào thì Vị Tế thì trước đó đã có Bỉ rồi, vì thiên địa bất tương giao mà thuỷ hoả bất tương giao, vì thế nên Bỉ và Vị Tế liên đới nhau trong một vận hội, chỉ xê dịch thời gian mà thô
i


1 nhận xét:

  1. biết ơn bài viết của tác giả. Tác giả có thể cho mình xin file mềm để in cho tiện việc học và tham khảo được không ạ. Cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa