Bài gốc: http://caocongkien.blogspot.com/2013/06/chong-copy-bai-viet-tren-blogspot-phan-2.html#ixzz3LaJhsJbr Bài viết đã được đăng ký bản quyền. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn để thể hiện nhân cách của bạn! Xin cảm ơn!

kinh dịch

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

LỤC HẠP,LỤC XUNG


 


 1- LỤC HẠP

Tý và Sửu hợp,Dần và Hợi hợp,Mẹo và Tuất hợp,Thìn và Dậu hợp,Tị và Thân hợp,Ngọ và Mùi hợp.


Tương hạp có 6 phép:
1.Ngày,tháng hợp với hào.
2.Hào với hào hợp.


3.Hào động hóa hợp.
4.Quẻ trúng lục hợp.
5.Quẻ trúng lục xung biến ra lục hợp.
6.Quẻ lục hợp biến ra lục hợp.

Ngày,tháng hợp với hào: Giả như tháng sửu,chiêm đặng quẻ Khảm,Thế hào Tí Thủy hợp với Nguyệt Kiến.

Hào hợp với hào: Giả như chiêm đặng quẻ Thiên Địa Bỉ,Thế Ứng hai hào đều động,Mẹo với Tuất hợp.Nếu có một hào chẳng động thì không phải là hợp.

Hào động hóa hợp: Giả như chiêm đặng quẻ Thiên Phong Cấu,Thế hào Sửu động hóa ra Tý Thủy,hợp với nhau.

Quẻ gặp lục hợp: Như trong quẻ Thiên Địa Bỉ,6 hào trong ngoài tương hợp.Không động cũng hợp.

Lục xung biến lục hợp: Giả như chiêm đặng quẻ Càn Vi Thiên đó là Quẻ lục xung.Nếu ba hào ở quẻ ngoài đều động,ấy là quẻ Địa Thiên Thái,gọi là lục xung biến lục hợp.

Quẻ lục hợp biến lục hợp: Tức là chiêm đặng quẻ Lữ,biến ra quẻ Bí.

-Cái hào được hợp,đang tịnh mà gặp hợp,gọi là “hợp khởi”,đang động mà gặp hợp,gọi là “hợp bạn”.
-Hào với hào hợp,gọi là hợp hão.
-Hào động hóa hợp,gọi là hóa phò.
-Hào tỉnh,hoặc hợp với ngày,tháng,động hào,đặng hợp mà khởi,dầu hào đó bị hưu tù,cũng có mầm vượng tướng.
-Hào động,hoặc hợp với ngày,tháng,động hào thì gọi là động,gặp hợp thì bạn trụ(cột cứng),trái lại có ý không động được.
-Hào động với hào động tương hợp,ấy là đặng họ đến tương hiệp với ta,có cái ý cùng ta hòa hỏa,tương trợ.
-Hào động hóa ra hào hồi đầu tương hợp,gọi là hóa phò,có cái ý đặng người ta phò trợ.

Phàm đặng những thứ hợp kể trên,mọi việc chiêm đều là tốt.Hễ chiêm danh,thì danh thành;hể chiêm lợi thì lợi đến,chiêm hôn thì thành,chiêm thân phát tích;chiêm trạch hưng vượng;chiêm phong thủy thì tụ khí,tàng phong;chiêm cầu mưu,toại tâm,hợp ý.
Nhưng Dụng thần hữu khí mới nên dùng.Nếu thất hảm,thì vô ích.


2-LỤC XUNG

Tí Ngọ xung,Sửu Mùi xung,Dần Thân xung,Mão Dậu xung,Thìn Tuất xung,Tị Hợi xung.

Tương xung có 6 phép :
    1.Nhật,Nguyệt xung hào
    2.Quẻ gặp lục xung
    3.Lục hợp biến lục xung
    4.Lục xung biến lục xung
    5.Động hào biến xung
    6.Hào với hào xung
Xung có nghĩa là tán(đánh tan).

Phàm chiêm về hung sự,thì cầu cho xung tán.Chiêm về kiết sự thì không nên.Đây cũng là nói phải có dụng-thần trong đó.Dụng-thần vượng,tuy xung mà không ngại.Dụng-thần hãm,hung lại thêm hung.

Quẻ lục xung biến ra lục xung,dụng-thần nếu vượng,mới kiết,sau hung.Tỉnh việc tuy thành,mà hữu thỉ vô chung.

Hào xung có 5 phép:
     1.Hào gặp Nguyệt xung là Nguyệt phá
     2.Hào gặp Nhật xung là ám động(hào có khí)
     3.Hưu tù mà gặp Nhật xung,gọi là Nhật phá
     4.Động hào tự hóa hồi đầu xung,như gặp cừu địch
     5.Hào gặp hào xung,gọi là tương kích

*Như tháng Tị,ngày Mậu Tuất,chiêm tài,được quẻ Phong Lôi Ích.

Tước---Huynh Mão - Ứng
Long---Tử Tị
Vũ   - -Tài Mùi
Hổ   - -Tài Thìn    -     thế
Xà   - -Huynh Dần      
Trần---Phụ Tí

Thìn Thổ Tài hào trì Thế,vì gặp Tuần không.Tuất nhật xung không,Tài thực.Nội ngày liền có tài.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét