Bài gốc: http://caocongkien.blogspot.com/2013/06/chong-copy-bai-viet-tren-blogspot-phan-2.html#ixzz3LaJhsJbr Bài viết đã được đăng ký bản quyền. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn để thể hiện nhân cách của bạn! Xin cảm ơn!

BQ

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

kinh dịch

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

lục thần, Không vong


1-lục thần







THỜI GIAN ỨNG NGHIỆM

1. Thời gian ứng nghiệm khi hào thế, hào dụng đều bị khắc. 

Đoán sự việc cát hung mà thế và dụng đều bị khắc là hung. Nhưng không thể nhất luật coi rằng
khi nào cũng hung mà cần xem kỹ cần đoán việc gì. Nếu đoán người đi xa khi nào trở về, quẻ có dụng thần khắc thế tức là sẽ trở về. Đó là một kinh nghiệm phải nắm chắc. Nếu dụng thần không khắc thế thì người đi xa chưa trở về được. Nếu đoán về kiện tụng lấy hào quan quỷ là dụng thần, quan quỷ là người ta khắc mình, nếu dụng thần quan quỷ bị khắc thì không những không hung, ngược lại còn tốt cho mình.
Phàm khắc thế, khắc dụng đều là kỵ thần. Thế, dụng là mộc, kỵ thần tất phải là kim của thân dậu cho nên ở thời điểm thân dậu sẽ phát sinh ứng nghiệm tai họa. Nếu đoán bệnh tật, hào thế là mão mộc, thân kim là kỵ thần, lâm thân dậu, nhật, nguyệt thì sẽ ứng nghiệm bị khắc, nếu thân dậu phố với
kỵ thần được cừu thần nhật, nguyệt, hào động sinh, đó gọi là lúc ứng nghiệm của bị khắc, nếu thân
dậu tuần không, nguyệt phá thì phải chờ cho đến lúc xuất không gặp hợp, đó là lúc bị khắc; nếu kỵ thần hóa trường sinh hoặc lâm lúc trường sinh, đó là ứng nghiệm bị khắc; nếu kỵ thần thân kim hóa dậu kim tất phải đến lúc dậu kim, đó là lúc ưng nghiệm bị khắc; tức là kỵ thấn hóa thoái kỵ xung. Nếu dậ kim động mà hóa thân, gặp dần xung động mà ứng, cũng có lúc gặp thân mà ứng. Tóm lại đoán sự việc cát hung, kỵ thần nên gặp mộ, nhập mộ, hóa mộ, hoặc gặp hưu tù tử địa, hoặc hóa thoái, hóa tuyệt, hóa tử, hóa hợp mới tốt.

2. Thời gian ứng nghiệm của tuần không
Tuần không có cát, có hung. Phàm đoán cát hung gặp hào thế, dụng thần là tuần không thì phải chờ cho xuất không thì lúc đó sự việc mới thành. Đối với hung sự thì xuất không là lúc tai nạn đến. Ví
dụ đoán cầu tài trong tuần giáp thìn, được hào tài dần mão mộc làm dụng thần, thì phải chờ cho đến ngày dần mão xuất không mới được của; nếu đoán bệnh tật, dần mão là kỵ thần phải chờ đến ngay xuất không thì tai họa sẽ đến. Dụng thần tuần không phát động phải đến ngày xuất tuần việc mới thành; dụng thần động lại gặp tuần không, hóa thì không phải chờ đến ngày xuất không sự việc mới ứng. Dụng thần tuần không mà gặp hợp thì phải chờ đến thời kỳ xung khai việc mới ứng; dụng thần tuần không mà gặp khắc thì chờ đếnkhi xuất không hoặc chế sát thì việc mới ứng; dụng thần không
mà nhập mộ thì phải chờ đến lúc xung mộ sự việc mới ứng.

3. Thời gian ứng nghiệm của gặp hợp
Gặp hợp chia thành tam hợp và lục hợp. Nếu đoán việc vui thì tốt nhất là gặp tam hợp, lục hợp.
Đoán việc lo buồn, xuất hành, người đi xa thì không nên gặp hợp. Lo buồn gặp hợp thì khó giải, khó tiết; đoán xuất hành hay người đi xa gặp hợp là bị ràng buộc, muốn động mà không động được, muốn
trở về mà bị níu kéo lại. Tam hợp, lục hợp sinh hợp hào thế, hào dụng là cát, khắc xung thế, dụng là hung. Nguyên thần, dụng thần nhập cục là cát; kỵ thần, cừu thần nhập cục là hung. Cho nên tam hợp,
lục hợp có cát có hung.
Tam hợp là thân tý thìn hợp thủy cục. Khi đoán, nếu hôm đó trong quẻ dụng thần động mà thành tam hợp cục, hoặc lâm nguyệt, nhật thành tam hợp cục thì cát hung ứng ngay ngày hôm đó; nếu tam hợp cục bị một hào xung phá thì phải chờ đến lúc gặp hợp cát hung mới ứng nghiệm; nếu 1 hào tĩnh, 2 hào phát động thì phải chờ hào tĩnh đến ngày trực, cát hung mới ứng; hào tĩnh mà gặp không hoặc hào động hóa không thì phải chờ đến lúc xuât không sự việc cát hung mới ứng; nếu tuần không
mà gặp hợp, tĩnh mà gặp hợp phải chờ đến lúc xung mất thì việc mới ưng; tam hợp, lục hợp hoặc hợp
với nhật, nguyệt, thì phải chờ đến lúc xung hợp sự việc mới ứng. Nếu nhập mộ hoặc động mà hóa mộ,
thì phải chờ đến lúc xung mộ việc mới ứng; nếu hóa tuyệt hoặc có 1 hào tuyệt phải chờ đến lúc sinh vượng việc mới ứng.
Chú ý: hào thế và hào dụng phải ở trong cục hoặc cục sinh hợp thế, dụng mới tốt, cục khắc thế, dụng là xấu.
Lục hợp là loại tý hợp với sửu. Nếu dụng thần lâm mão phát động, sau đó gặp giờ mão, tuất thì
đó là lúc ứng nghiệm.

4. Thời gian ứng nghiệm của gặp xung
Gặp xung là chỉ lục xung. Trong xung có hỷ, có kỵ. Phàm đoán việc vui không nên xung, xung
sẽ ly tàn; phàm đoán kiện tụng, lo buồn vì tai họa thì nên xung, xung sẽ ly tán, tán là cát. Đoán người mới mắc bệnh, gặp xung thì khỏi, người bệnh lâu gặp xung thì chết.
Dụng thần gặp xung, ở thời kỵ gặp hợp việc sẽ ứng nghiệm ngay. Dụng thần bị xung, tuần không thì chờ đến lúc xuất không việc sẽ ứng nghiệm. Nếu dụng thần là dần bất động, sau gặp ngày tháng dần, thân việc sẽ ứng.

5. Thời gian ứng nghiệm của tam hình
Tam hình chủ về việc tai họa, khi quẻ gặp nó phải chú ý. Tam hình có hai hào tương hình, cũng
có 3 hào tương hình. Ví dụ dần hình phạt tỵ, tỵ phạt thân, thân phat mão, mão phạt tý v.v.... đó gọi là
hai hào tương hình. Dần, tỵ, thân đều có mặt và 1 tý phạt 3 mão, 3 mão phạt 1 tý gọi là ba hào tương hình.
Hào thế, dụng thần gặp hình thì đến lúc trực nhật việc hung sẽ ứng nghiệm. Ba hào có 1 hào tuần không, lúc xuất không thì việc xấu sẽ ứng. Ba hào có 1 hào nhập mộ, thì lúc xung mộ việc xấu
xẽ ứng. Ba hào có 1 hào hưu tù thì lúc gặp sinh vượng việc xấu sẽ ứng.

6. Thời gian ưng nghiệm của nhập mộ
có 3 cách nhập mộ: hào dụng nhập mộ, động mà nhập mộ, động mà hóa mộ. Dụng thần không
nên nhập mộ, kỵ thần nhập mộ thì tốt. Hào dụng trùng lặp, mừng có mộ kho thu chứa để khỏi xấu,
cho nên nhập mộ có cát có hung. Dụng thần nhập mộ phải chời đến lúc xung mộ thì việc mới ứng; dụng thần vượng mà tuần không, phá, phải chờ đến lúc xuất mộ việc mới ứng. Dụng thần trùng lặp hoặc thái quá nên bị khắc, hoặc bị mộ, thì sự việc có thể thành công. Nếu thổ là dụng thần, lại gặp
thổ của thìn, tuất, sửu, mùi, tức là dụng thần trùng lặp thái quá, phải chờ cho dần, mão, mộc khắc lúc
đó việc mới ứng. Thìn là thổ của mộ kho, lúc gặp thìn việc mới ứng. Đó gọi là dụng thần trùng lặp.
Phương pháp đoán thời gian ứng nghiệm rất nhiều, trên đay chỉ liệt kê sáu loại. Tóm lại dụng thần hợp thì đoán việc ứng lúc xung khai; dụng thần hưu tù thì đoán việc ứng vào lúc sinh vượng.
Dụng thần vô khí thì đoán việc ứng vào lúc vượng tướng; dụng thần vượng không động đoán việc ứng vào lúc xung động; dụng thần có khí phát động hợp nhật thìn, hoặc nhật thìn lâm động, hoặc nhật thìn sinht hế thì đoán việc ứng vào ngay ngày hôm đó; dụng thần bị chế khắc thì đoán việc ứng vào lúc chế sát; dụng thần đắc thời vượng, động lịa gặp sinh phù thì đoán vào lúc sinh phù; dụng thần yễu tĩnh
thì đoán vào lúc gặp xung; dụng thần không xuất hiện thì đoán việc ứng vào lúc dụng thần xuất hiện;
dụng thần tuần không thì đoán việc ứng vào lúc xuất không.
Phàm đoán ứng nghiệm cát hung, có xa có gần. Xa là hàng năm, hàng tháng, gần tính ngày, tính giờ. Cách chọn thời gian ứng ngiệm phải xem việc to hay nhỏ, việclâu hay mau mà định đoạt không
thể nói chung chung.


7-THỜI GIAN ỨNG NGHIỆM CỦA DỤNG THẦN

1. Dụng thần là Hào tĩnh thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Xung Dụng thần
2. Dụng thần là Hào động thì sẽ ứng nghiệm vào 1 trong 2 ngày: ngày Kiến hay Hợp Dụng thần
3. Dụng thần quá vượng sẽ ứng nghiệm vào ngày Xung hay ngày Mộ
4. Dụng thần bị Hưu, Tù, Vô khí thì ứng nghiệm vào ngày, tháng Sinh cho Dụng thần hay mùa Kiến Dụng thần
5. Dụng thần nhập Mộ thì ứng nghiệm vào ngày hay tháng Xung Mộ
6. Dụng thần gặp Hợp phải chờ đến ngày Xung mới ứng nghiệm
7. Dung thần bị Nguyệt phá sẽ ứng nghiệm vào ngày Hợp Dụng thần hay ngày Xung Nguyệt thần
8. Dụng thần được Nhật, Nguyệt sinh hay hào động sinh nhưng bị các hào khác khắc phải chờ ngày Xung Khắc càc hào đó mới ứng nghiệm
9. Dụng thần bị Nhật, Nguyệt khắc hay hào động khắc sẽ ứng nghiệm vào ngày Khắc Dụng thần hay ngày sinh cho hào Động
10. Dụng thần động biến hoá Tiến sẽ ứng nghiệm vào Ngày Tháng Kiến hay Khắc Dụng thần
11. Nguyên thần động, Thế lâm Không Vong sẽ ứng nghiệm vào ngày Kiến Nguyên thần
12. Nguyên thần Tĩnh, hào Thế suy, phải chờ ngày Xung Nguyên thần mới ứng nghiệm

LỤC HỢP, LỤC XUNG, TAM HỢP HÀO



LỤC HỢP, LỤC XUNG, TAM HỢP HÀO

1- LỤC HỢP CỦA HÀO
Phương pháp lục hợp có:
1. Nhật nguyệt hợp với hào: hào tĩnh, hào động hợp với nhật nguyệt là hào hưu tù được vượng tướng. Ví dụ: tháng sửu đoán được quẻ "khảm", hào thế tý thủy và nguyệt kiến tương hợp.
2. Hào hợp với hào: sự hợp như thế là tốt. Hào động hóa hợp là hóa sinh phù. Ví dụ: đoán được quẻ "phủ", hào thế vào hào ứng đều động là mão hợp với tuất, nếu có 1 hào không động thì không
gọi là hợp được.
3. Hào động hóa hợp: hào động hợp với hào động là động mà gặp hợp, hợp mà trói buộc vào nhau thì khó hành động. Ví dụ: đoán được quẻ "cấu", hào thế sửu thổ động, hóa xuất tý thủy là tý hợp sửu, là cái khác đến hợp với mình.
4. Quẻ gặp lục hợp: ví dụ đoán được quẻ "phủ" thì sáu hào của quẻ nội và quẻ ngoại tự tương hợp với nhau.
5. Lục xung biến thành lục hợp: là trước xung nhưng sau hợp lại với nhau. Ví dụ: đoán được quẻ
"càn" là quẻ lục xung, nếu 3 hào của quẻ ngoại động biến thành quẻ "thái" là quẻ lục hợp.
6. Hợp biến hợp: là trước tốt, sau lại càng tốt hơn. .

2-. LỤC XUNG CỦA HÀO
Những quẻ tương xung có sáu loại sau đây: thứ nhất nhật nguyệt xung hào; thứ hai gặp quẻ lục xung; thứ ba lục hợp biến thành lục xung; thứ tư lục xung biến thành lục hợp; thứ năm là hào động biến thành hào xung; thứ sáu hào xung với hào.
Hào xung có 5 loại sau đây: thứ nhất hào gặp nguyệt xung là nguyệt phá; thứ hái hào vượng tướng gặp nhật xung là ám động; thứ ba hào hưu tù gặp nhật xung là nhật phá; thứ tư hào động hóa xung trở lại như gặp cừu địch; thứ năm hào xung với hào, gọi là xung kích nhau.
Nhật thìn xung hào động là tán, hào động xung hào động cũng là tán. Người vượng tướng xung
thì không tán; người có khí xung cũng không tán. Người hưu tù gặp xung thì dễ tán.
Quy tắc của lục xung: Tý ngọ tương xung tức là 1 tý xung 1 ngọ, hoặc 1 ngọ xung 1 tý. Hai ngọ xung 1 tý, hai tý không xung 1 ngọ. Những cái khác cũng tương tự.
Nếu được 4 chỗ đều là hợp dụng thần thì mọi việc đều tốt. Nếu có 3 chỗ tương sinh, một chỗ tương khắc thì cũng tốt. Nếu có 2 chỗ khắc, hai chỗ sinh thì phải xem nguyên thần vượng hay suy. Nguyên thần mà vượng thì đoán là tốt. Kỵ thần mà vượng có thể đoán là xấu. Nếu gặp 3 chỗ tương khắc, một chỗ tương sinh nhưng chỗ tương sinh đó hào vượng tướng là trong khắc gặp sinh. Nếu 4 chỗ đều khắc thì vô cùng xấu.

NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN




NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN 

Có 6 cách nguyên thần sinh dụng thần.
1. Nguyên thần lâm trường sinh đế vượng, nhật kiến.
2. Nguyên thần động mà hóa tiến thần, hoặc hoá sinh trở lại.
3. Nguyên thần lâm nguyết kiến, nhật kiến.
4. Nguyên thần lâm nguyệt, nhật lại lâm hào động;
5. Nguyên thần và kỵ thần cùng động (ví dụ thổ là dụng thần, hoả là nguyên thần, mộc là kỵ
thần, mộc động sinh hỏa, hỏa động sinh thổ);
6. Nguyên thần vượng động mà lâm tuần không hóa không
Lâm tuần không hóa không, không phải là vô dụng, vì động thì không còn là không nữa. Lúc xuất không, đó là lúc không còn là không.
Trên đây đã nói có 6 trường hợp nguyên thần sinh dụng thần. Nhưng nguyên thần cũng như than
thể con người, thân vượng thì lực mới mạnh, mới có thể giúp người khác; nếu thân suy, lực yếu nhiều bệnh thì không có sức giúp đỡ.
nguyên thần cũng có 6 trường hợp không thể sinh được dụng thần:
1. Nguyên thần hưu tù lại gặp tuyệt địa;
 2 Nguyên thần hưu tù lại gặp tuần không, nguyệt phá;
3. Nguyên thần hưu tù không đọng, hoặc động mà biến thành tuyệt, thành khắc;
4-. Nguyên thần động mà hóa thoát;
5. Nguyên thần động má hóa phá, hóa tán;
6. Nguyên thần lâm tam mộ. Sáu trường hợp trên là nguyên thần có bệnh, không đủ sức sinh trợ dụng thần, khi đó dù nguyên thần có xuất hiện cũng là vô dụng.
.
 Kỵ thần khắc hại dụng thần cũng thể hiện bằng 6 trường hợp sau:
1. Kỵ thần vượng tướng lâm nguyệt kiến, nhật thìn;
 2. Kỵ thần vượng động mà lâm không hóa không;
 3. Kỵ thần động mà lâm nguyệt, nhật sinh phù;
 4. Kỵ thần động mà hóa sinh trở lại, hóa tiến thần;
5. Kỵ thần và cừu thần cùng động;
6. Kỵ thần lâm đất trường sinh đế vượng. Các Kỵ thần trên đây như chim tham ăn, xấu lại càng xấu.




DUNG THẦN 
Quẻ có 6 hào, hào có Lục thần. Lục thần lại chia ra các chiêm, mỗi chiêm có dụng thần riêng. Hào thế là bản thân mình. Dụng thần là những hào dùng để đoán sự việc muốn đoán.
Hoà phụ mẫu: nếu hỏi về cha mẹ thì hào phụ mẫu trong quẻ là dụng thần. Đối với người ngang
với cha mẹ trở lên như chú, bác, thầy giáo, bố mẹ chồng (hoặc vợ), mẹ nuôi, bà vú thì đều lấy hào phụ mẫu làm dụng thần. Đoán về trời đất, thành trì, nhà cửa, nhà ở, tương quách, thuyền bè, xe cộ, áo quần, vật dụng vải vóc, giấy tờ, văn chương, sách vở, văn khế.... Lấy hào phụ mẫu làm dụng thần.
Hào quan quỷ: đoán về công danh, cầu quan, quan phủ, trưởng nam, quỷ thần; nữ đoán về hôn nhân, vợ đoán chồng đều lấy hào quan quỷ làm dụng thần. Đoán về lạon thần, trộm cướp, những việc
về tôn giáo, những nỗi nghi ngờ, bệnh tật, thân thể thì lấy hào quan quỷ làm nguyên thần.
Hào huynh đệ: nếu đoán những việc của anh em, chị em, anh em họ, kết bạn anh em, quan hệ

LỤC THẦN



LỤC THẦN

1-. THẬP CAN PHỐI LỤC THẦN
Lục thần chú các việc:
Thanh long chủ về: các việc tốt, vui mừng, nhưng lại khắc thế, khắc dụng thần, cho nên có điều xấu, trong vui sinh ra sự bi thương.
Chu tước chủ về: cãi vã.
Câu trần: chủ về nỗi lo âu điền thổ, lao dịch.
Phi xà: chủ về việc kinh sợ, vu vơ, quái dị.
Bạch hổ: chủ về những việc tổn thương, hiếu phục.
Huyền vũ: là về việc mờ ám, trộm cắp.
Lục thần dùng để tham khảo trong khi đoán. Gặp quẻ cát mà có Thanh long thì càng tốt; quẻ hung mà gặp Phi xà thì càng xấu


2-. LỤC THẦN PHÁT ĐỘNG
-Thanh long phát động lâm dụng thần sẽ tiến tài tiến lộc, phúc vô cùng. Nếu lâm cừu thần hoặc
kỵ thần thì đều vô ích, bị tai họa vì tửu sắc.
-Chu tước phát động thì văn ấn vượng, sát thần tướng thì không lập được công danh, hay cãi vã, động xuất sinh thân lợi việc công.
-Câu trần phát động lo về điền thổ, xung tuế thì gặp kỵ, sinh dụng thì cát cho việc tình duyên, nếu yên tĩnh thì không mê muội.
-Phi xà bị quan quỷ khắc thì lo lắng liên miên, toàn những việc hổ kin quái dị không rõ ràng. Phi
xà trì thế rơi vào triền không, hưu thì hòa thuận, nếu gặp nhập xung thì không tránh khỏi điều xấu.
-Hào bạch hổ động chủ về hình phạt, kiện tụng, bệnh tật; trì thế động sẽ có hại trong gia đình;
gặp hóa sinh thân thì mất đoàn kết.
-Huyền vũ động thì nhiều ám muội, nếu lâm quan quỷ cần đề phong bị cướp; động sinh thế thì tốt; động gặp cừu thần, kỵ thần thì bị trộm cắp.

LỤC THÂN PHÁT ĐỘNG VÀ LỤC THÂN BIẾN HÓA



LỤC THÂN PHÁT ĐỘNG VÀ LỤC THÂN BIẾN HÓA

1-. LỤC THÂN PHÁT ĐỘNG
-Hào phụ mẫu vốn khắc hào tử tôn, nếu phát động thì càng thêm xấu. Đoán hôn nhân, đoán con
cái đều không lợi, đoán về buôn bán thì lao tâm, đoán về đi xa là thư tín; đoán về quan cáo trạng là có lý; có lợi cho thi cửa, đỗ đạt.

-Hào tử tôn khắc việc cầu quan cầu danh, nếu phát động thì càng xấu. Hào này lợi về gặp thầy gặp thuốc, xuất hành buôn bán thì bình yên. Đoán về sinh đẻ thì dễ sinh dễ nuôi; đoán về kiện tụng thì dễ hòa giải. Không lợi về cầu danh, cầu quan, đối với nữ không lợi về đường chồng.

-Hào quan quỷ khắc huynh đệ, bị phát động thì anh em khó tồn tại, không lợi cho cầu hôn, không
lợi cho bệnh tật, cày cấy khó thu hoạch; đi ra ngoài thì gặp tai họa; làm quan dễ bị mất chức tù tội; buôn bán thì ít lợi; mất của thì khó tìm; hay phát sinh những việc mờ ám.

-Hào thê vừa khắc phụ mẫu, vừa khắc văn thư, ứng cử cầu danh, gặp phát động thì không đạt được. Kinh doanh cầu tài thì đại cát, lợi về hôn nhân, lợi về sinh đẻ. Đoán về người đi xa ngòi thân động, chưa ra khỏi nhà đã mất của; đoán về bệnh tật là bệnh tỳ, vị.

-Huynh đệ là hoạ của kiếp tài và khăc thuê, là sự cứu giúp cầu hôn có lợi; kiêng kỵ nhất là hào
huynh đệ phát động nếu đoán về bệnh thì bệnh khó khỏi; về ứng cử cất nhắc thì không có lợi.

2. LỤC THÂN BIẾN HÓA
-Phụ mẫu động hóa ra phụ mẫu, hoặc hóa tiến thần, thì có lợi về văn thư; hóa tử tôn thì không
hại gì; hóa quan quỷ thì sự cất nhắc bị thay đổi; hoá tài thì có nỗi lo cho bậc cao tuổi bề trên.
-Hào tử tôn động hóa thoái thần là bị xì hơi, nhân tài không cân xứng. Nếu hào tử tôn động hóa phụ mẫu thì điền sản tan nát; hóa tài thê thì vinh quang bội phần.
-Hào quan quỷ hóa tiến thần : thì có lộc đến, cầu quan nhanh; hóa tài thê: nếu đoán về bệnh thì xấu; hóa phụ mẫu thì tiền đồ về văn thư tốt; hóa tử tôn thì có hại cho việc cầu quan; hóa huynh đệ thì gia đình không hòa thuận.
-Hào thê tài hóa tiến thần : thì tiền của mỗi năm một tăng; hóa quan quỷ thì có nhiều điều lo lắng; hóa tử tôn thì có nhiều điều lo lắng; hóa tử tôn thì có nhiều điều vui; hóa phụ mẫu thì không lợi cho gia trưởng; hóa huynh đệ thì bị phá tài, mất của

.-Hoà huynh đệ động hóa thoái thần : thì không có gì phải kiêng kỵ; hóa phụ mẫu thì vợ bị coi rẻ; hóa thê tài thì của cải không mãn nguyện; hóa quan quỷ thì anh em có hại; hóa tử tôn thì mọi việc như ý.

TRÌ THẾ VÀ CÁCH CHỌN DỤNG THẦN



TRÌ THẾ VÀ CÁCH CHỌN DỤNG THẦN

TRÌ THẾ CỦA CÁC HÀO 

Hào thế là minh, nếu là người thì đó là thân thể, hưng vượng thì tốt, nếu là công việc thì hanh thông, nếu là cầu mưu thì vừa ý. Hào thế hưng vượng lại được nguyệt, nhật, hào động, dụng thần sinh hợp hoặc được một trong những cái đó sinh hợp thì như vải gấm còn thêu hoa. Hào thế nếu gặp tuân không, nguyệt phá, hưu tù, vô khí thì không tốt. Nếu lại gặp thêm hình, xung, khắc, hại thì đã xấu lại càng xấu thêm.
Hào thế, hào ứng tương sinh thì tốt, tương khắc thì xấu. Thế, ứng ngang hoà thì mưu việc là được. Hào thế động, hào thế tuần không là lòng mình không thật; hào ứng động, hào ứng tuần không
là người khác không thành thật. Hào thế bị khắc thì không lợi cho mình. Hào ứng bị khắc thì bất lợi cho người khác hay công việc.
+ Hào phụ mẫu trì thế: (hào thế đóng ở hào phụ mẫu). Phụ mẫu là thần của gian khổ, chủ về bận rộn, bôn ba, hôn nhân khó khăn, con cái hiếm muộn. Nếu trong quẻ hào thê tài vượng, hào quan quỷ động sinh thì lợi về đường văn khoa thi cử. Thê tài động khắc thế thì không có vợ hiền và đoản
thọ.
+ Hào tử tôn trì thế: tử tôn là thần phúc, nên chủ về không có nỗi lo, tai họa cũng chỉ thoảng qua. Nhưng tử tôn là thần của khắc chế quan quỷ cho nên tử tôn trì thế thì không lợi cho cầu danh, cầu
quan.
+ Hào quan quỷ trì thế: quan quỷ là thần của hoạn nạn nên khi rơi vào hoàn cảnh, trường hợp
đó thì sức khoẻ hoặc công việc khó yên, không có bệnh thì cũng gặp tai nạn, thường mất tiền của. Nếu nhập mộ lại càng khó khăn hơn nữa, nếu gặp xung thì dù nguy hiểm cũng vượt qua. Nhưng cầu danh, cầu quan lại rất mong có quan quỷ trì thế.
+ Hào thế tài trì thế: Thê là nội trợ, tài là thần tài, tài là nguồn để dưỡng mệnh, nên không thể không có. Hào tài trí thế thì của cái phồn vinh, nếu gặp hào tử tôn, minh, ám, động sinh thì người khoẻ của nhiều. Lợi về cầu quan hay kiện tụng. Không lợi về đường văn thư, và khắc phụ mẫu. Thê,
tài động biến huynh thì mọi việc đều xấu.
+ Hào huynh đệ trì thế: vì hào huynh đệ trong ngũ hành là khắc thê tài nên hào huynh đệ là thần kiếp tài, mất của và làm thương tổn vợ. Gặp huynh đệ trì thế không nhưng không cầu được tài
mà còn phải đề phòng khắc vợ, mất của. Nếu quan quỷ hưng vượng, hoặc huynh đệ hoá quan quỷ thì
càng xấu thêm.

CÁCH CHỌN DÙNG LỤC THÂN
-Hào phụ mẫu : đoán về nhà cửa thì nó là rường cột; đoán về phụ mẫu nó là hào dụng; đoán về
anh em nó là tương sinh; đoán thê tài là người ngoài; đoán về tử tôn là sát, kỵ; đoán về hôn nhân nó là lời đề nghị cầu hôn; đoán về bản thân là âm đức tổ tiên; đoán về sĩ quan là tuyên lệnh; đoán về cầu quan nó là giấy tờ trợ giúp; đoán về kiện tụng nó là đơn khởi tố; đoán về giao dịch nó là giao kèo thế ước; đoán về người đi xa nó là thư tín; đoán về buôn ván là phương hướng; đoán về cầu mưu là đầu mối; đoán về xuất trận là tượng, hoặc là cơ.

-Hào thế tài: đoán về nhà ở là nhà bếp, bếp núc; đoán về bản thân là nội trợ; đoán về buôn bán là hàng hóa; đoán về hôn nhân là đồ tư trang; đoán về sĩ quan là lộc tặng; đoán cầu tài là tằi hưng; đoán về phụ mẫu là sát kỵ; đoán về vợ là hào dụng; đoán về kho tàng là kho lương thực; đoán
về kiện tụng là phát sinh; đoán về trộm cướp là vật tàng trữ; đoán về đi thuyền là chuyên chở; đoán về xuất trận là trọng xa (xe lớn)

-Hào huynh đệ: đoán về nhà cửa là cửa ngõ, hành lang; đoán về bản thân là tai nạn; đoán về
đi xa là bạn đường; đoán về buôn bán là bất lợi; đoán về mưu sự là cạnh tranh; đoán về vợ là sát kỵ; đoán về huynh đệ là hào dụng; đoán về tử tôn là hào trợ giúp; đoán về cầu tài là thần kiếp; đoán về mất mát làsự trắc trở không tìm thấy; đoán về mở cửa hàng là người nắm quyền.

-Hào tử tôn: đoán về nhà cửa là nhà phu; đoán về bản thân là bình yêu; đoán về cất nhắc, đề
bạt là đơn thực; đoán về buôn bán là đi chợ mua bán; đoán về hôn nhân là khắc chồng; đoán về vợ là nội trợ; đoán về người đi xa là người tuy tùng, phò tá; đoán về bệnh tất là bác sĩ; đoán về mưu vượng là kết quả; đoán về trộm cướp là bắt người; đoán về ra trận là người lính; đoán về kiện tụng là hoà giải; đoán về tử tôn là hào dụng; đoán về đi thuyền lả ở sâu dưới nước.

-Hào quan quỷ: đoán về nhà cửa là dinh thự; đoán về bản thân là trở ngại trì trệ; đoán về hôn
nhân là mối lái; đoán về sĩ quan là quan chức; đoán về bệnh tật là bệnh khác thường; đoán về kiện tụng là giặc cướp; đoán về ra trận là địch thủ; đoán về quan doanh là hào dụng; đoán về huynh đệ là
sát kỵ; đoán về đi thuyền là cột buồm hay mái chèo.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP QUẺ

Sau đây là một số phương pháp lập quẻ dịch 


A-Phương Pháp Dùng Bài Cào
Lấy bộ bài mới và bạn lọc ra một số lá bài sau :
Cơ đỏ = 7 --- : là hào dương tỉnh, là Hỏa, lấy 5 lá
Rô đỏ = 9 -o- : là hào dương biến, là Kim, lấy 3 lá
Chuồn đen = 8 - - : là hào âm tỉnh, là Mộc, lấy 7 lá
Bích đen = 6 -x- : là hào âm biến, là Thủy, lấy 1 lá
Đỏ là dương, Cơ thiếu dương nên không biến, Rô là lão dương vì cực mà động rồi biến.
Đen là âm, Chuồn là thiếu âm nên không biến, Bích là lão âm vì cực mà động rồi biến.
Tóm lại là 5 lá cơ, 3 lá rô, 7 lá chuồn, và 1 lá bích, tổng cộng là 16 lá. Xào bày (16 lá) sau đó rút 1 lá, được cơ thì là thiếu dương ---, được rô là lão dương -o-, được chuồn là thiếu âm - -, được bích là lão âm -x-. Đây là hào sơ. Sau đó bỏ lá bài lại, xào đều rồi rút tiếp hào 2, hào 3, hào 4, hào 5, và hào 6. Như vậy là đã có một quẻ trùng. Phương pháp này độ xác suất giống y như cách bói cỏ thi nhé, và có thể có cả 6 hào đều động.

B- Phương pháp gieo quẻ bằng 3 đồng tiền 

1. Cách gieo quẻ
Bằng cách gieo một lúc 3 đồng tiền kim loại có hai mặt khác nhau vào lòng một cái đĩa (hoặc trên mặt bàn, chiếu … ). Khi gieo mỗi lần, nếu trong 3 đông tiền có:
a. Một đồng sấp thì có Dương: ta vạch nét liền: _
b. Một đồng ngửa thì có Âm: ta vạch nét đứt: --
Nét liền gọi là hào Dương.
Nét đứt gọi là hào Âm.
Cả hai trường hợp trên (a, b), các hào đều là Tĩnh. Còn các trường hợp sau gọi là Động, như:
c. Nếu 3 đồng cùng sấp là Dương động, viết: -0-
d. Nếu 3 đồng cùng ngửa là Âm động, viết: -x-
Vì sao tìm âm, dương động? tìm hào động là để căn cứ vào đó biết được kết quả sự việc “vận động”, diễn tiến như thế nào trong tương lai.
Thông thường, khi dự báo, người ta lập hai Quẻ, đó là: Quẻ ban đầu, chỉ lúc sự việc ban đầu và Quẻ cuối cùng, chỉ lúc kết thúc sự việc.
Quẻ cuối cùng chính là quẻ ban đầu, chỉ khác là nếu có hào Dương động: sang đó là hào Âm; nếu có hào Âm động, sang đó là hào Dương. Ví dụ như:
Dich kinh, boi kinh dich, que kinh, chu dich, chu dich la gi, que dich, kinh dich hoc, 64 que dich
Ở đây, quẻ đầu hào 5 Dương động, sang quẻ kết thúc, hào 5 biến thành hào Âm (nét đứt).

Ý NGHĨA 64 QUE DỊCH




Ý nghĩa các quẻ




64 quẻ dịch

1. Quẻ Bát Thuần Càn.
Quẻ này tất cả 6 hào đều là dương (nét liền), tượng về thể trời. Soán từ của Văn Vương viết:
Càn, Nguyên, Hanh, Lỵ, Trinh
- Càn nghĩa là Thuần dương và cực kiện (kiện là cương kiện)
- Nguyên nghĩa là đầu hết, cũng là lớn.
- Hanh nghĩa là thông thái, cũng là thuận tiện.
- Lỵ nghĩa là thoả thích, tiện lợi, cũng là nên, là phải.
- Trinh nghĩa là chính, cũng là bền chặt cho đến cuối cùng.

2. Quẻ Bát Thuần Khôn. 
Quẻ này tất cả 6 hào đều là âm (nét đứt), tượng về thể đất. Khôn nghĩa là nhu thuận.
Khởi đầu của Kinh Dịch Càn, là trời, trời dương cương kiện, kết theo là Khôn, là đất., đất âm nhu thuận. Càn Khôn giao hoà tạo ra vạn vật.

3. Quẻ Thuỷ Lôi Truân.
Quẻ này quái thượng là Khảm cũng là ngoại quái, quái hạ là Chấn cũng là nội quái. Khảm là Thuỷ là nước, Chấn là Lôi là sấm, nên gọi là Thuỷ Lôi Truân.
Trên là Càn, là Khôn, có trời có đất rồi, vạn vật bắt đầu sinh ra. Truân nghĩa là dầy, là lúc vạn vật mới sinh ra, vì mới sinh ra chưa lấy gì làm hanh thái được nên Truân hàm nghĩa đầy gian truân vất vả, khốn nạn.

4. Quẻ Sơn Thuỷ Mông
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Cấn tượng Sơn, là núi, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Sơn Thuỷ Mông. Sau quẻ Truân đến quẻ Mông, Truân là gian truân, Mông là mông muội, mù mờ. Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ.

5. Quẻ Thuỷ Thiên Nhu 
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái. Khảm tượng Thuỷ, là nước, Càn tượng Thiên, là Trời, nên gọi là Thuỷ Thiên Nhu. Sau quẻ Mông đến quẻ Nhu, Mông là mông muội, mù mờ, Sự vật mới sinh ra còn non yếu và mù mờ, nên cần phải chu cấp nuôi nấng. Nhu là ăn uống trong nghĩa nuôi nấng.

6. Quẻ Thiên Thuỷ Tụng 
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Càn tượng Thiên, là Trời, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Thiên Thuỷ Tụng. Sau quẻ Nhu đến quẻ Tụng, trong ăn uống tất có sự tranh giành, Tụng là nghĩa tranh tụng.

7. Quẻ Địa Thuỷ Sư
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái. Khôn tượng địa , là Đất, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Địa Thuỷ Sư. Sau quẻ Tụng đến quẻ Sư, trong tranh giành phải tập hợp lực lượng, Sư mang nghĩa quần chúng, cũng có nghĩa là quân lính. 

8. Quẻ Thuỷ Địa Tỷ
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái., Khảm tượng Thuỷ, là nước, Khôn tượng địa, là Đất, nên gọi là Thuỷ Địa Tỷ. Sau quẻ Sư đến quẻ Tỷ, Tỷ nghĩa là thân phụ, có ý liên lạc dây dính với nhau, trong đám Tỷ, ắt phải có người đầu bầy. Trong đám quần chúng đó, ắt phải có người chỉ huy. Đó chính là ý nghĩa của Tỷ.

9. Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái., Chấn tượng Lôi, là sấm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Phong Thiên Tiểu Súc, Sau quẻ Tỷ đến quẻ Tiểu Súc, Súc nghĩa là nuôi nhau, là Súc tụ, một nghĩa nữa là ngăn đón, tức là Súc chỉ.
Quẻ này, Tốn trên, Càn dưới, Càn cương kiện, Tốn nhu thuận, cương kiện mà chịu ở dưới nhu thuận. Thế là Càn cương bị Tốn nhu thuận ngăn đón, tức là âm Súc được dương. Quẻ có tên là Tiểu Súc là vì vậy (Tiểu là âm), Súc được Đại (Đại là dương), âm súc được dương.
Suy vào việc người ví như: Tiểu nhân súc được quân tử, thần súc được quân, binh súc được tướng, dân súc được quan. Hệ những việc nhỏ súc được lớn gọi là Tiểu Súc. Tỷ như “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” như thời Nguyễn Trãi.

10. Quẻ Thiên Trạch Lý
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái., Càn tượng Thiên, là trời, Đoài tượng Trạch, là ruộng, đầm, nên gọi là Thiên Trạch Lý.
Sau quẻ Tiểu Súc đến quẻ Lý, chữ Lý có hai nghĩa: một nghĩa là giày, tượng như lấy chân giày đạp, nghĩa ấy thuộc về động từ; lại một nghĩa nữa là cái giày, danh từ, là một giống lót đỡ dưới chân. Tên quẻ này gồm cả hai nghĩa đấy, thích góp bằng lý và lễ.
Nói cho hết ý thời đạo người ta tu thân tiếp vật, nhỏ từ gia đình, lớn đến xã hội, chốn nào cũng phải đứng chân trên lễ. Lễ tức là lẽ đương nhiên, mà đỡ lót cho ta đứng vững chân. Theo một nghĩa thô thiển, trên trời, dưới ruộng, con người chỉ có thể đứng vững trên đôi giày.
Vậy nên đặt tên bằng quẻ Lý
.

11. Quẻ Địa Thiên Thái
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Địa Thiên Thái.
Sau quẻ Lý đến quẻ Thái, chữ Thái có nghĩa là an thích, thông thuận.
Quẻ này, Khôn âm ở trên, là khí âm thượng đẳng mà giao tiếp với khí dương, Càn Dương ở dưới, nghĩa là khí dương hạ giáng mà giao tiếp với khí âm. Nhị khí giao hoà với nhau, vạn vật sinh trưởng mà được thông thái.

12. Quẻ Thiên Địa Bỉ
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Thiên Địa Bỉ.
Sau quẻ Thái đến quẻ Bỉ, chữ Bỉ có nghĩa là lấp, cũng có nghĩa là cùng.
Lẽ đời là vậy, thông rồi sẽ tắc, thịnh rồi đến suy, chẳng bao giờ Thái mãi
.

13. Quẻ Thiên Hoả Đồng Nhân
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Thiên Hoả Đồng Nhân.
Sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân. Bỉ nghĩa là bế tắc, cũng có nghĩa là cách tuyệt. Xưa nay đạo người không thể bỉ tắc, cách tuyệt mãi. Trái lại, tất phải giao thông hoà hợp với nhau, mới làm nên việc khuynh bỉ. Vậy nên sau quẻ Bỉ đến quẻ Đồng Nhân.
Theo về tượng quẻ, Thiên là vị ở trên, Hoả có tính bốc, phụt lên trên, đó chính là trạng thái Đồng Nhân. Thiên hoả đồng tượng, thượng hạ đồng tâm nên gọi là quẻ Đồng Nhân.

14. Quẻ Hoả Thiên Đại Hữu
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Hoả Thiên Đại Hữu.
Sau quẻ Đồng Nhân đến quẻ Đại Hữu, đã Đồng Nhân, tất Đại Hữu. Đại Hữu là sở hữu rất lớn. 

Theo về tượng quẻ, Ly là tượng mặt trời, là lửa, Càn là tượng trời. Mặt trời với lửa ở tận trời, tia sáng đã tột mực cao, chiếu dọi ở tột mực xa, là tượng Đại Hữu.

15. Quẻ Địa Sơn Khiêm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Địa Sơn Khiêm
Sau quẻ Đại Hữu đến quẻ Khiêm, đã Đại Hữu dễ quá đầy, dễ nghiêng, dễ đổ. Muốn tồn tại tất phải Khiêm, Khiêm là nhường, là lún.
Theo về tượng quẻ, Sơn là núi, vị thế cao, Địa là đất, vị thế thấp, mà Sơn lại chịu lún, chịu nhường, ở phía dưới đất. Tên quẻ Khiêm là vậy
.

16. Quẻ Lôi Địa Dự
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Địa là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Lôi Địa Dự
Sau quẻ Khiêm đến quẻ Dự, Dự là vui vẻ sung sướng. Đã Đại Hữu lại thêm Khiêm, tất nhiên là an hoà lạc duyệt.
Theo về tượng quẻ, sấm là động, trên địa là thuận. Hành động trên cơ sở hoà thuận, thì còn gì vui hơn. Tựa như sấm ra trên đất, khí dương phát động, mọi việc sinh sôi nảy nở
.

17. Quẻ Trạch Lôi Tuỳ
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là ruộng, là đầm, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Trạch Lôi Tuỳ
Sau quẻ Dự đến quẻ Tuỳ, Dự là vui vẻ sung sướng, Tuỳ là theo. Đã vui vẻ sung sướng thì nhiều người theo về là tất yếu.
Theo về tượng quẻ, Chấn là động, Đoài là hoà duyệt. Động mà hoà duyệt tất nhiều người theo về.
Cũng theo về tượng quẻ, Chấn là trưởng Nam, Đoài là thiếu nữ, thiếu nữ duyệt trưởng nam mà theo về cũng là nghĩa tuỳ.
Một nghĩa nữa, Sấm động trong trạch, trạch tuỳ mà động theo
.

18. Quẻ Sơn Phong Cổ
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Sơn Phong Cổ
Sau quẻ Tuỳ đến quẻ Cổ, Tuỳ là theo. Khi đã nhiều người theo về, tất có hoại loạn,
đã hoại loạn phải có việc, Cổ nghĩa là việc. Ở đây hàm nghĩa việc chỉnh trang, tu chỉnh.
Theo về tượng quẻ, gió ở dưới núi, gió dụng lấy núi, mà quay vấn lại; hay là gái ở dưới trai, gái vì say trai mà mê hoặc, thảy đều Cổ loạn.Đã Cổ loạn, thời không thể ngồi yên, tất phải có việc, nên đặt tên bằng quẻ Cổ.

19. Quẻ Địa Trạch Lâm
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Trạch là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Địa Trạch Lâm
Sau quẻ Cổ đến quẻ Lâm, khi đã cổ có công việc tu chỉnh sau đó mới làm việc lớn được. Lâm nghĩa là lớn. Theo về tượng quẻ, đất trên, ruộng dưới, đó là tượng bờ đất cận với nước, nên cũng gọi bằng Lâm. Lâm lại nghĩa là bức gần, ta nói “lâm dân”, “lâm hạ” là theo nghĩa ấy. Lâm vừa nghĩa là lớn, vừa là nghĩa gần “Hoàng đế giá lâm” là nghĩa này
.

20. Quẻ Phong Địa Quán
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Phong Địa Quán. Sau quẻ Lâm, đến quẻ Quán; Lâm là lớn, là gần, đã lớn, gần thì cần phô trương cái lớn đó để gây ảnh hưởng và đê cho xung quanh dõi theo. Tỷ như Mỹ phô trương sức mạnh quân sự của mình và thế giới cũng dõi theo động thái của Mỹ. Phô trương và dõi theo đây chính là Quán. Quán nghĩa là phô trương và quan sát “trên trông xuống, dưới ngó lên”

21. Quẻ Hoả Lôi Phệ Hạp
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Hoả Lôi Phệ Hạp. Sau quẻ Quán, đến quẻ Phệ Hạp; Hạp, nghĩa là hợp, Phệ nghĩa là cắn. Phệ Hạp như nghĩa cắn hợp, “keo sơn gắn bó”. Đúng thôi, đã lớn, lại gần, kế theo là gắn bó. Phệ Hạp chính là vậy.

22. Quẻ Sơn Hoả Bí
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Sơn Hoả Bí. Sau quẻ Phệ Hạp, đến quẻ Bí; Bí, nghĩa là văn sức, nghĩa như là cương lĩnh hành động.
Theo về tượng quẻ, hoả dưới sơn, tượng là ở dưới núi có lửa soi rọi lên, thời cây cỏ bách vật ở trên núi, tất thảy nhờ tia sáng soi dọi, mà hình hiện ra quang thái, ấy là lấy hoả mà Bí sức cho sơn. Vậy nên gọi là quẻ Bí.

23. Quẻ Sơn Địa Bác
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Sơn Địa Bác. Sau quẻ Bí, đến quẻ Bác; Bác, nghĩa là mòn hết, bí cực tác Bác, chính là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, năm hào âm, âm trưởng dần mà đến lúc thịnh cực. Một hào dương ở trên chốc nữa sẽ tiêu Bác hết. Nên đặt tên quẻ Bác
.

24. Quẻ Địa Lôi Phục
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Địa Lôi Phục. Sau quẻ Bác, đến quẻ Phục; Phục, nghĩa là quay trở lại, khi đã mòn hết tất phải phục hồi, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, quẻ Bác, một dương còn lại ở hào thượng, trong tư thế mòn bác hết, lại quay lại phục hồi từ hào dưới cùng. Nên gọi quẻ Bác là vì vậy
.

25. Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Thiên Lôi Vô Vọng. Sau quẻ Phục, đến quẻ Vô Vọng; Vọng, nghĩa là làm càn, khi đã phục hồi biết được thiên lý, tất không làm càn, đấy cũng là lẽ tự nhiên.
Theo về tượng quẻ, Càn trên, Chấn dưới, Chấn động, Càn, trời, phát động bằng tư tưởng, hành động bằng hành vi, mà tất thảy hợp với đạo trời, ấy là vô vọng. Nếu có mảy may vi nhân dục mà động thời là Vọng
.

26. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Sơn Thiên Đại Súc. Sau quẻ Vô Vọng, đến quẻ Đại Súc; Súc đây hàm nghĩa là Súc tụ, nhờ Vô Vọng, không làm càn nên Súc tụ được lớn, nên gọi là Đại Súc

27. Quẻ Sơn Lôi Di
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Sơn Lôi Di. Sau quẻ Đại Súc, đến quẻ Di.
Chữ Di có hai nghĩa. Một nghĩa về động từ, thời Di là nuôi, cùng nghĩa với dưỡng, như dưỡng tâm, dưỡng sức, dưỡng sinh, dưỡng nhân. Lại một nghĩa nữa thuộc về danh từ Di là toàn bộ cằm miệng. Theo về tượng quẻ, dưới Chấn, trên Cấn, một nét dương đỡ được hết, một nét dương trùm trên hết, chính giữa ngậm bốn hào âm. Ngoài đặc mà chính giữa trống không, trên chỉ, dưới động, in như bộ miệng mép của người, thủ tượng bằng miệng người mà đặt tên cho quẻ là Di. Vì miệng người dùng để ăn uống, mà nuôi người sống, nên lại có nghĩa Di là nuôi. Súc tụ rồi, tập hợp lại rồi thì phải nuôi là vậy
.

28. Quẻ Trạch Phong Đại Quá
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Trạch Phong Đại Quá. Sau quẻ Di, đến quẻ Đại Quá. Đại Quá là việc lớn quá.
Chữ Đại Quá có hai nghĩa.
Một là phần đại nhiều quá. Theo như thể quẻ, dương đến bốn hào, âm chỉ hai hào. Dương là đại, dương nhiều hơn âm, thế là đại quá.
Lại một nghĩa nữa Tỷ như: Đạo đức công nghiệp của Thánh hiền lớn quá hơn người, thảy là đại quá. Chữ Quá đối lập với chữ Bất cập. Đại Quá là công việc quá chừng lớn
.

29. Quẻ Bát Thuần Khảm
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Khảm nên gọi là Bát Thuần Khảm. Sau quẻ Đại Quá, đến quẻ Khảm. Vật lý không thể quá mãi được, hễ quá rồi tất nhiên sụp vào hiểm. Vậy nên sau quẻ Đại Quá, tiếp đến Khảm. Khảm nghĩa là sụp, là hiểm.
Theo về tượng quẻ, trên dưới hai âm, một hào dương ở chính giữa, nhất dương hãm vào giữa nhị âm, nên lấy nghĩa Khảm hãm đặt tên cho quẻ Khảm.
Lại một nghĩa: Khảm là nước, hiểm sâu không gì hơn nước, nên Khảm cũng là tượng hiểm
.

30. Quẻ Bát Thuần Ly
Quẻ này quái thượng, quái hạ cũng là Ly nên gọi là Bát Thuần Ly. Sau quẻ Khảm, đến quẻ Ly. Khảm là hãm, hãm rồi tất phải có chỗ nương dựa.
Ly, nghĩa là lệ, theo về thể quẻ, một nét âm ở giữa. Lại một nghĩa nữa là minh, vì chính giữa đứt đôi, tức là giữa trông không, tượng là trung hư, hư thời sáng.
Lại một nghĩa: tượng là mặt trời, là lửa, thảy là giống sáng soi nên học nghĩa là minh
.

31. Quẻ Trạch Sơn Hàm
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Trạch Sơn Hàm. Sau quẻ Ly, đến quẻ Hàm. Hàm nghĩa là cảm.
Quẻ này Đoài trên, Cấn dưới, Đoài là thiếu nữ, Cấn là thiếu nam, cảm vơi nhau rất thân thiết, không chi bằng thiếu nam và thiếu nữ, vậy nên lấy ý nhị thiếu cảm nhau mà đặt tên là quẻ Hàm.

32. Quẻ Lôi Phong Hằng
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Lôi Phong Hằng. Sau quẻ Hàm, đến quẻ Hằng. Hằng nghĩa là lâu dài.
Trước kia ở quẻ Hàm, nam nữ cảm nhau thành đôi, thành phu phụ. Khi đã là phu phụ rồi, tất phải tính cách lâu dài, lâu dài mà không đổi, ấy là đạo phu phụ. Vậy nên sau quẻ Hàm, tiếp đến quẻ Hằng.

33. Quẻ Thiên Sơn Độn
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Thiên Sơn Độn. Sau quẻ Hằng, đến quẻ Độn. Hằng nghĩa là lâu dài, mà không vật gì ở lâu được một chốn, ở đến lúc nào đó phải tháo lui. Độn nghĩa là tháo lui.
Hằng là cửu, Độn là lui, đã cửu thời phải lui, đêm tới thì mặt trời phải lui, xuân tới thì đông phải lui, người già phải lui hưu, để lớp trẻ lên. Độn là nghĩa vậy
.

34. Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Thiên là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Thiên Sơn Độn. Sau quẻ Độn, đến quẻ Đại Tráng. Độn nghĩa là tháo lui, lui rồi thì phải lên, lên tất lớn mạnh, nên gọi là Đại Tráng.
Thông lệ trong dịch, đại là dương, tiểu là âm, ở đây dương đã lên mạnh, đến 4 nét, âm tiêu chỉ còn 2 nét. Đại Tráng là vậy
.

35. Quẻ Hoả Địa Tấn
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Hoả Địa Tấn. Sau quẻ Đại Tráng, đến quẻ Tấn. Tấn là tiến lên, đã lớn mạnh như Đại Tráng tất phải tiến lên.
Theo về tượng quẻ, Ly ở trên Khôn, tượng mặt trời đã lên khỏi đất, càng lên cao càng thêm sáng, thế là tấn mạnh lắm, nên tên quẻ là Tấn
.

36. Quẻ Địa Hoả Minh Di
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa, là đất, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Địa Hoả Minh Di. Sau quẻ Tấn, đến quẻ Minh Di. Tấn là tiến lên, hễ Tấn mãi tất bị thương mà đau, Di nghĩa là đau.
Theo về thể quẻ, quẻ Tấn đảo ngược thành quẻ Minh Di, mặt trời mọc trên đất là Tấn, bay giờ Khôn trên Ly, mặt trời đã lặn vào đất. Nguyên trước vẫn minh, mà bây giờ Minh đã bị thương nên gọi là Minh Di
.

37. Quẻ Phong Hoả Gia Nhân
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Ly là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Ly tượng Hoả, là lửa, nên gọi là Phong Hoả Gia Nhân. Sau quẻ Minh Di, đến quẻ Gia Nhân.
Minh Di, nghĩa là bị thương, tất nhiên phải quay trở lại nhà. Gia Nhân, là người trong một nhà. Đạo trong nhà tất có tinh thần thuộc về cha con, nghĩa chính thuộc về vợ chồng, thứ tự thuộc về tôn ty trưởng ấu, chính được luận lý trọn vẹn, được ân với nghĩa đó là đại gia nhân. Muốn xử cho đúng đạo ấy, tất phải có đức sáng ở bên trong, mà hoà thuận ở bên ngoài. Chính tượng quẻ đã nói lên điều đó. Nội quái là Ly, tượng Minh sáng, ngoại quái tốn, tượng Thuận
.

38. Quẻ Hoả Trạch Khuê
Quẻ này Ly là quái thượng, cũng là ngoại quái, Đoài là quái hạ, cũng là nội quái, Ly tượng Hoả, là lửa, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Hoả Trạch Khuê. Sau quẻ Gia Nhân, đến quẻ Khuê. Gia đạo đến cùng lại sinh chống nhau. Khuê, nghĩa là trái chống nhau.

39. Quẻ Thuỷ Sơn Kiển
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Cấn là quái hạ, cũng là nội quái, Khảm tượng Thuỷ, là nước, Cấn tượng Sơn, là núi, nên gọi là Thuỷ Sơn Kiển. Sau quẻ Khuê, đến quẻ Kiển. Hễ đương lúc Khuê quai, tất có Kiển nạn, Kiển, nghĩa là gay go, hiểm trở.
Theo như thể quẻ, Khảm ở trên, Cấn ở dưới, trên hiểm mà dưới phải chỉ.
Trước mặt bị sông đón, sau lưng bị núi ngăn, đi đứng thật là khốn nạn, nên đặt tên là Kiển.


40. Quẻ Lôi Thuỷ Giải
Quẻ này Chấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái, Chấn tượng Lôi, là sấm, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Lôi Thuỷ Giải. Sau quẻ Kiển, đến quẻ Giải. Kiển là nạn, Giải là tan. Vật không lẽ cứ nạn mãi, nạn cực rồi phải đến lúc tan. Bao nhiêu việc khốn nạn đến bây giờ giải tán cả. Tựa như tượng quẻ, Chấn là Lôi, Khảm là Vũ, âm dương giao cảm hoà xướng mà đồng thì mưa sấm lung tung, bao nhiêu khí u uất bây giờ giải tán hết cả, ấy là Giải.

41. Quẻ Sơn Trạch Tổn
Quẻ này Cấn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Trạch là quái hạ, cũng là nội quái, Cấn tượng Sơn, là núi, Đoài tượng Trạch, là đầm, nên gọi là Sơn Trạch Tổn. Sau quẻ Giải, đến quẻ Tổn. Hễ đương lúc giải, nghĩa là có khoan nới, mà khoan nới thì thường quên lo, quên lo gây thiệt hại, đấy chính là nghĩa của Tổn. Tổn có nghĩa là thiệt hại, giảm bớt, hao tổn.

42. Quẻ Phong Lôi Ích
Quẻ này Tốn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Chấn là quái hạ, cũng là nội quái, Tốn tượng Phong, là gió, Chấn tượng Lôi, là sấm, nên gọi là Phong Lôi Ích. Sau quẻ Tổn, đến quẻ Ích. Ích, là có ích, tổn, ích thịnh suy như là vòng tròn quy luật muôn đời.
Về tượng quẻ, Phong là gió, Lôi là sấm, gió mạnh sấm càng hung, sấm choảng thì gió càng dữ, gió sấm phụ ích cho nhau, nên gọi bằng quẻ Ích.

43. Quẻ Trạch Thiên Quải
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Càn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Càn tượng Thiên, là trời, nên gọi là Trạch Thiên Quải. Sau quẻ Ích, đến quẻ Quải. Ích, đến lúc cực, tất nhiên tràn đầy, đầy tất nứt vựa ra. Quải có hai nghĩa, một là quyết liệt, cũng có ý là rách vựa, Quải cũng là hội quyết, theo nghĩa là nẻ troạng.
Về tượng quẻ, Càn là trời, Đoài là đầm, là nước chằm, nước chằm lên cao tột trời, nên nứt vỡ lung tung.
Lại theo về thể quẻ, năm dương ở dưới, một âm ở trên, năm duwong hùa nhau, dùng thủ đoạn cương quyết mà quậy phá một âm, tượng là một bầy quân tử, quyết khử một đứa tiểu nhân, hàm nghĩa đó, đặt tên quẻ Quải
.

44. Quẻ Thiên Phong Cấu
Quẻ này Càn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Càn tượng Thiên, là trời, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Thiên Phong Cấu. Sau quẻ Quải, đến quẻ Cấu. Quải qua, có nghĩa là phán quyết xong, lúc ấy phải gặp gỡ và dung nạp, Cấu nghĩa là dung nạp.
Theo về tượng quẻ, Càn trên, Tốn dưới, trời trên gió dưới, dưới trời tất thảy là vạn vật. Gió đi tới đâu, thảy đều đụng chạm đấy, đó là tượng tạo thành Cấu
.

45. Quẻ Trạch Địa Tuỵ
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khôn là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch, là đầm, Khôn tượng Địa, là đất, nên gọi là Trạch Địa Tuỵ. Sau quẻ Cấu, đến quẻ Tuỵ. Cấu nghĩa là dung nạp. Khi đã dung nạp rồi, đã thành bầy đàn rồi, tất phải nhóm họp. Tuỵ là nhóm họp.

46. Quẻ Địa Phong Thăng
Quẻ này Khôn là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Khôn tượng Địa , là đất, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Địa Phong Thăng. Sau quẻ Tuỵ, đến quẻ Thăng. Tuỵ là nhóm họp, phải phát triển. Thăng nghĩa là chồng lên nhau, Khôn là địa, Tốn cũng là mộc, cây ở dưới đất, tất phải mọc lên, lên càng lớn, lớn càng cao. Thế là thượng thăng. Nên đặt tên quẻ bằng Thăng.

47. Quẻ Trạch Thuỷ Khốn
Quẻ này Đoài là quái thượng, cũng là ngoại quái, Khảm là quái hạ, cũng là nội quái, Đoài tượng Trạch , là đầm, Khảm tượng Thuỷ, là nước, nên gọi là Trạch Thuỷ Khốn. Sau quẻ Thăng, đến quẻ Khốn. Thăng nghĩa là lên, nếu lên mãi không thôi, tất nhiên phải Khốn. Tỷ như: đã lên đến bậc cuối cùng mà cứ cố trèo lên, tất ngã mà chết. Khốn nghĩa là khốn khổ.
Theo về thể quẻ, trên quái thượng, nhị dương ở dưới nhất âm, ở quái hạ, nhất dương kẹp giữa nhị âm, thảy là dương cương bị âm nhu che khuất, quân tử bị tiểu nhân kìm kẹp, luôn rơi vào tình trạng khốn khổ. Nên đặt tên quẻ Khốn.


48. Quẻ Thuỷ Phong Tỉnh
Quẻ này Khảm là quái thượng, cũng là ngoại quái, Tốn là quái hạ, cũng là nội quái, Khảm tượng Thuỷ, là nước, Tốn tượng Phong, là gió, nên gọi là Thuỷ Phong Tỉnh. Sau quẻ Khốn, đến quẻ Tỉnh. Thăng nghĩa là lên, nếu lên mãi không thôi, tất nhiên phải Khốn. Khốn từ vị trí cao dễ rơi, mà rơi vào vị trí “thế năng”. Tỉnh nghĩa là giếng, chốn thấp hơn hết.
Theo về tượng quẻ, Khảm là nước, Tốn tượng gỗ, tượng của quẻ như múc nước giếng
.