Bài gốc: http://caocongkien.blogspot.com/2013/06/chong-copy-bai-viet-tren-blogspot-phan-2.html#ixzz3LaJhsJbr Bài viết đã được đăng ký bản quyền. Bạn vui lòng ghi rõ nguồn để thể hiện nhân cách của bạn! Xin cảm ơn!

kinh dịch

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN




NGUYÊN THẦN, KỴ THẦN 

Có 6 cách nguyên thần sinh dụng thần.
1. Nguyên thần lâm trường sinh đế vượng, nhật kiến.
2. Nguyên thần động mà hóa tiến thần, hoặc hoá sinh trở lại.
3. Nguyên thần lâm nguyết kiến, nhật kiến.
4. Nguyên thần lâm nguyệt, nhật lại lâm hào động;
5. Nguyên thần và kỵ thần cùng động (ví dụ thổ là dụng thần, hoả là nguyên thần, mộc là kỵ
thần, mộc động sinh hỏa, hỏa động sinh thổ);
6. Nguyên thần vượng động mà lâm tuần không hóa không
Lâm tuần không hóa không, không phải là vô dụng, vì động thì không còn là không nữa. Lúc xuất không, đó là lúc không còn là không.
Trên đây đã nói có 6 trường hợp nguyên thần sinh dụng thần. Nhưng nguyên thần cũng như than
thể con người, thân vượng thì lực mới mạnh, mới có thể giúp người khác; nếu thân suy, lực yếu nhiều bệnh thì không có sức giúp đỡ.
nguyên thần cũng có 6 trường hợp không thể sinh được dụng thần:
1. Nguyên thần hưu tù lại gặp tuyệt địa;
 2 Nguyên thần hưu tù lại gặp tuần không, nguyệt phá;
3. Nguyên thần hưu tù không đọng, hoặc động mà biến thành tuyệt, thành khắc;
4-. Nguyên thần động mà hóa thoát;
5. Nguyên thần động má hóa phá, hóa tán;
6. Nguyên thần lâm tam mộ. Sáu trường hợp trên là nguyên thần có bệnh, không đủ sức sinh trợ dụng thần, khi đó dù nguyên thần có xuất hiện cũng là vô dụng.
.
 Kỵ thần khắc hại dụng thần cũng thể hiện bằng 6 trường hợp sau:
1. Kỵ thần vượng tướng lâm nguyệt kiến, nhật thìn;
 2. Kỵ thần vượng động mà lâm không hóa không;
 3. Kỵ thần động mà lâm nguyệt, nhật sinh phù;
 4. Kỵ thần động mà hóa sinh trở lại, hóa tiến thần;
5. Kỵ thần và cừu thần cùng động;
6. Kỵ thần lâm đất trường sinh đế vượng. Các Kỵ thần trên đây như chim tham ăn, xấu lại càng xấu.


 Có 6 trường hợp không khắc dụng thần sau:
1. Kỵ thần hưu tù lại tuyệt;
2. Kỵ thần động mà hóa thái;
3. Kỵ thần hưu tù lại bị nguyệt kiến,
nhật kiến khắc;
4. Kỵ thần động mà hóa thành phá, tán;
5. Kỵ thần tĩnh mà lâm không, phá;
6. Kỵ thần động mà nhập mộ. Sáu trường hợp trên thì tuy gặp kỵ thần mà xấu không có hại. Nhưng qua thời điểm đó Kỵ thần vượng lên thì lại là xấu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét